Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954 - 2024)
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
MẠNG XÃ HỘI VÀ LUẬT AN NINH MẠNG

Dân số Việt Nam xấp xỉ 96 triệu người, tỷ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 66% (đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet), trong đó có khoảng 94% người dùng Interntet với mục đích sử dụng mạng xã hội. Các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram… trong đó nhiều nhất là mạng xã hội Facebook với khoảng 60 triệu người dùng (đứng thứ 7 trên thế giới). Trung bình 1 ngày, người Việt Nam dành 2.32 tiếng để truy cập mạng xã hội, riêng đối với Facebook thời gian truy cập mạng xã hội này là nhiều nhất (3.55 tiếng), cao hơn so với mức trung bình 1.42 tiếng. Người dùng có nhiều lý do để truy cập mạng xã hội. Trong đó, mục đích chính là kết nối, liên lạc (26.8%). Khi truy cập mạng xã hội, người dùng quan tâm nhiều nhất đến việc cập nhật tin tức 71.7% ở cả 2 giới. Riêng với nội dung chia sẻ, tâm sự (nữ 67.2%, nam 55.3%) và quảng cáo/ bán hàng (nữ 41.6%, nam 29.5%) được nữ giới quan tâm nhiều hơn so nam giới.

Vậy mạng xã hội là gì, nó có những mặt tích cực và tiêu cực gì đối với người dùng?

- Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

- Mặt tích cực của mạng xã hội: mạng xã hội giúp cho người dùng cập nhật tin tức, kiến thức, xu thế; cải thiện chất lượng và tốc độ của báo chí và dịch vụ công; kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng; kết nối yêu thương và hòa nhập quốc tế; cải thiện kỹ năng sống, kiến thức, kinh doanh, quảng cáo miễn phí; tiết kiệm kinh phí, thời gian, sức lao động và thân thiện với môi trường; giải trí, khuyến khích, phát huy tài năng; bày tỏ và kiểm soát cảm xúc.

- Mặt tiêu cực của mạng xã hội: khi người dùng sử dụng mạng xã hội nhiều sẽ hạn chế tư?ng t?c gi?a m?i ng??i; t?ng c?m gi?c mu?n g?y s? ch? ?; xao nh?ng nh?ng m?c ti?u th?c c?a cu?c s?ng; c? nguy c? m?c b?nh tr?m c?m;?chuy?n t?nh c?m d? b? tan v?;ơng tác giữa mọi người; tăng cảm giác muốn gây sự chú ý; xao nhãng những mục tiêu thực của cuộc sống; có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm; chuyện tình cảm dễ bị tan vỡ; sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo; xuất hiện những “anh hùng bàn phím”; thường so sánh bạn với những người khác trên mạng sẽ làm bạn đau khổ; mất ngủ; thiếu sự riêng tư.

Trong thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng những tiện ích của mạng xã hội để tuyên truyền chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, kích động, xúi dục quần chúng tham gia tụ tập, biểu tình gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Các thủ đoạn chúng thường sử dụng mạng xã hội để phá hoại như: Sử dụng dịch vụ truyền hình trực tiếp của mạng xã hội (Live stream) để kêu gọi cộng đồng mạng can thiệp vào nội bộ hoặc tham gia bình luận trái chiều trên mạng xã hội; sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng; làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới để chống phá…

Đối tượng chúng tập trung, hướng vào là nhóm người cố tình hiểu sai, cố tình bóp méo, “bôi đen”, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; cố tình nói xấu, vu khống, “thổi phồng”, “bơm căng” làm sai lệch những giá trị thực, tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực xây dựng; nhóm người thiếu nhận thức về nhãn quan chính trị nên vô tình bị lôi kéo, hùa theo những ý kiến phản động mà chính bản thân họ cũng chưa thể nhận ra.

Các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mạng xã hội được pháp luật điều chỉnh

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ 86.86% số đại biểu tán thành, gồm 7 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tại Điều 8, Luật An ninh mạng có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;

b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Tại Điều 9 quy định xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian qua, khi Quốc hội chưa ban hành, cũng như Luật An ninh đã được Quốc hội thông qua nhưng chưa có hiệu lực. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các cơ quan quản lý nhà nước đã căn cứ vào Điều 156 Bộ Luật Hình sự năm 2015 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm” và các nghị định sau để xử phạt hành vi liên quan đến an toàn, an ninh thông tin, cụ thể:

-  Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin không gian mạng; 

- Nghị định 27/2018/NĐ-CP, ngày 01/3/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin không gian mạng; 

- Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Điển hình, ngày 12/4/2017 Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông ban hành Quyết định số 08/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính ông Nguyễn Duy Tân, ngụ tại Giáo xứ Thọ Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai với số tiền là 20 triệu đồng về hành vi tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 64, Nghị định 174);

Ngày 18/02/2019, Ủy ban Nhân dân Thành phố Biên Hòa ban hành Quyết định số 552/QĐ-XPVPHC ông Hoàng Văn Hưng – cán bộ Công an Thành phố với số tiền là 7.500.000đ về hành vi cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân ở trong nước và nước ngoài không đúng theo quy định (quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 18, Nghị định 167).

 

Tô Hợp

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​