Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2024 - MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN, MỪNG ĐẤT NƯỚC
THƯƠNG NHỚ BẢN SAO


Hoàng Văn Thống

(Nguồn: VNĐN số 17 - tháng 01 & 02 năm 2017)

 

Năm 1972, tôi nhập ngũ khi vừa qua tuổi “bẻ gãy sừng trâu”. Sau thời gian huấn luyện cấp tốc, đơn vị tôi lên đường vào Nam chiến đấu.

Từ Hà Tây quê lụa, chúng tôi hành quân vào Quảng Bình, vượt Trường Sơn đông sang Trường Sơn tây. Đường đi hiểm trở, khó khăn, lại thiếu nước, thiếu thực phẩm, đặc biệt là thiếu rau xanh. Đi qua các bản làng của người Lào, tôi được giao công tác dân vận vì nhanh nhẹn, biết ăn nói và có khả năng giao tiếp. Gọi là dân vận cho “sang” chứ chủ yếu công việc của tôi là vào các gia đình người Lào kiếm gà, vịt, rau xanh cho đơn vị.

 Những chiến sĩ giao liên đi cùng tôi đều biết chút ít tiếng Lào, ngược lại, bản Sao của người Lào cũng có người võ vẽ biết tiếng Việt. Mới đến đầu bản Sao, chúng tôi bất ngờ gặp một thiếu nữ Lào đang trên đường về nhà. Làn da bánh mật, nét mày thanh, dáng cao, mái tóc búi tròn sau gáy, trên mình chỉ quấn chiếc sà rông lộ đôi chân trần, trông cô gái xinh đẹp như nữ thần. Điều đặc biệt là cô… không mặc áo. Cặp nhũ hoa của cô gái tuổi dậy thì tròn căng, đẹp mê hồn. Là trai mới lớn, lần đầu tiên nhìn thấy con gái trong trạng thái “bán nude”, tim tôi đập thình thịch, hồi hộp lạ thường. Tuy nhiên, tôi lảng ánh mắt đi, không dám nhìn lâu vào cô gái, sợ bị coi là khiếm nhã.

Mấy anh giao liên trao đổi gì đó bằng tiếng Lào, chỉ thấy cô gái cười, gật đầu “On tu cay”, “kin khẩu niêu” (năm lon gạo nếp). Tuy nhiên, gạo nếp không có sẵn mà phải giã từ lúa nếp nương. Cối gỗ dùng để giã gạo là thân cây được khoét rỗng, mỗi cái chày dài hơn một mét. Tôi sẽ cùng nàng giã gạo.

Chúng tôi cùng giã gạo chày tay. Vừa giã, tôi vừa nhìn trộm nàng nên gạo văng tung tóe. Nàng nói “Bộ đội Việt Nam không biết giã đâu. Chờ đồng bào giã xong rồi lấy”. Rồi nàng cười ngặt nghẽo. Tôi được ngắm “thần vệ nữ” ở khoảng cách rất gần, thật không sao tin được. Nàng giã gạo nhanh, cử chỉ nhịp nhàng, uyển chuyển, bộ ngực rắn chắc khẽ rung lên. Dưới ánh nắng vàng như mật ong, thân thể nàng nổi bật những đường cong mềm mại tuyệt đẹp, như nữ thần trong vũ điệu chăm-pa...

Chúng tôi trao đổi những vật dụng có được: phần chúng tôi là gạo nếp và con gà, phần nàng là chiếc lược nhựa xinh xắn và vài món đồ vặt mà nàng tỏ ra rất thích thú. Nàng tiễn chúng tôi ra về sau cái nắm tay rất chặt trước cái nhìn ngưỡng mộ của cha mẹ nàng.

 Đơn vị chúng tôi dừng chân hai ngày để bổ sung lương thực và nghỉ ngơi lấy lại sức. Nồi cơm nếp nương thơm phức, thịt gà chấm muối ăn kèm rau rừng, bữa cơm đơn giản mà đối với chúng tôi lúc ấy còn ngon hơn đại tiệc. Câu chuyện của tôi về cô gái Lào lan ra làm cả đơn vị xôn xao, thậm chí nhiều người còn… tiếc rẻ vì không được gặp nàng.

Sau này, tôi được anh Cẩm, giao liên giải thích: phụ nữ Lào quan niệm “tốt khoe, xấu che”. Khi còn con gái họ ở trần và chỉ mặc áo khi đã lấy chồng, sinh con. Câu chuyện về cô gái Lào dễ thương vẫn thường được chúng tôi nhắc đến như một ký ức đẹp về tình hữu nghị Việt - Lào. Hơn 40 năm đã qua, tôi vẫn khắc ghi trong lòng kỷ niệm đẹp về một thời trai vượt Trường Sơn đi cứu nước. Giá có dịp tôi sẽ thăm lại bản Sao, thăm cô gái Lào xinh đẹp năm nào…

H.V.T

 

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​