Nói đến sáng tác thơ của Huỳnh Văn Nghệ, có hàng trăm cách tiếp cận, và cũng có không ít cách kiến giải. Song có lẽ tất cả đều có điểm chung khi nhìn nhận về ông, đó là một tâm hồn thi nhân Nam bộ, không chủ đích làm nhà thơ mà
lấy
thơ để
nói chuyện
đời.
Qua di cảo để lại, sau in thành những tập thơ giúp ông được trao giải thưởng Nhà nước về VHNT, thơ của Huỳnh Văn Nghệ chủ yếu được viết từ giữa thập niên 1940 trở đi (những bài thơ nổi tiếng như Nhớ Bắc – 1946, Tiếng quốc ca - 1946, Rừng nhớ người đi – 1947, Bên bờ sông xanh – 1948, Mất Tân Uyên – 1949, Nấm mộ giữa rừng – 1950…)
Bài thơ Bà bán cau
ít được nhắc đến, vì nó được viết từ năm 1935, và không nằm trong mạch sáng tác
chính của nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ. Đây là bài thơ hiếm hoi ông viết về mẹ; và qua
tìm hiểu của người viết, đây cũng là bài thơ hiếm hoi của thi đàn Việt Nam viết
về mẹ trong giai đoạn ấy, đồng thời cũng mang một nét riêng về phong cách, giọng
điệu sáng tác. Tôi chú ý đến bài thơ này còn vì một lẽ khác, đó là từ cá tính sáng
tạo của Huỳnh Văn Nghệ bộc lộ từ bài thơ Bà bán cau, ta nhìn ra được con đường
riêng của tác giả trong bối cảnh đời sống, xã hội lúc ấy (qua cái nhìn nhất quán
“Văn học là nhân học” của Macxim Gorki).

"Thi tướng" Huỳnh Văn Nghệ (ảnh sưu tầm)
Bà bán cau
Nắng hạn
đường xa nối chân mây...
Còn đi đâu, đi mãi hỡi ai ?
Mặc gánh nặng oằn, hai vai chịu,
Dưới
trời mưa lửa chỉ chau mày.
Mẹ ơi! Cảnh ấy dẫu trăm năm,
Ngàn năm, hay muôn vạn
ngàn năm
Một
phút sau này con còn sống
Cảnh
kia còn đốt mãi lòng con.
Con đường xe cong uốn trên đồng khô,
Xóm làng xa, nắng chang, lim dim ngủ,
Trời cao, cao vút điểm mây khô,
Từ giữa
trời xanh: nguồn nắng đổ.
Trên đường cát xa thăm thẳm ấy,
Bà bán cau, gánh nặng trên vai oằn,
Lẹ làng đi, dưới chân cát cháy
Nón, dù đâu? Nắng đốt chiếc khăn rằn.
Gió bốc khói tung lên cuồn bụi trắng,
Xóm mờ
xa khuất dạng sau rừng
tre.
Mồ hôi
chảy vòng quanh đôi má rám
Bà bán
cau bước mãi dưới trưa hè.
Động lòng,
bóng cây thầm nhắc nhủ
"Bà
má ơi! Ghé gánh nghỉ chân già!"
Nhưng
không nghe, bà cứ đi, đi mãi,
Nhớ
chiều nay, trước ngõ, đám con chờ.
(Tân Uyên 1935)
***
Đặt bài
thơ Bà bán cau bên
cạnh một
số bài
thơ được sáng tác cùng thời ở nước ta sẽ thấy nhiều
điều thú vị.
Bài
thơ được viết năm 1935, lúc đó nhà thơ
Huỳnh Văn
Nghệ khoảng 21 tuổi, đang làm công
chức ở Sở Hỏa xa Đông Dương (Sài Gòn).
Lịch sử ghi lại, đến năm 1936, ông mới thực sự tham gia phong trào
Đông Dương đại hội, đến năm 1937 được bí mật kết nạp vào
Đảng Cộng
sản Đông Dương lần thứ nhất. Đây là khoảng
thời gian ông tham gia làm thơ, viết báo ủng
hộ cho cách mạng (bằng tiếng Việt và tiếng
Pháp). Như vậy có thể Huỳnh Văn
Nghệ có nhiều bài
thơ trong giai đoạn ấy chứ không phải một vài
bài như ta biết, nhưng về
sau chỉ ghi nhận được bài thơ Bà bán cau.
Bà bán cau viết về một người mẹ tảo tần buôn bán để lo cho đàn con, quên
hết những vất
vả gian truân trên đường đời. Đây chính là người
mẹ của nhà thơ Huỳnh Văn
Nghệ; vì gia cảnh nghèo
khó, chồng
mất sớm (cha Huỳnh Văn Nghệ là ông
Huỳnh Văn
Tờn mất năm 1928 vì bị
rắn độc cắn), gánh nặng gia đình chồng chất lên vai bà.
Làm
nghề buôn bán nhỏ, những
người phụ nữ thời ấy chỉ có đôi chân và chiếc
đòn gánh tre “chín rạn hai vai” (chữ của Nguyễn Du) làm
phương tiện mưu sinh. Huỳnh Văn Nghệ sớm trưởng
thành và thoát ly gia đình, song qua bài thơ này,
ông coi mình vẫn như
một đứa trẻ trong vòng tay bảo bọc của mẹ.
Bài
thơ vừa tả thực, lại vừa có sự điển hình hóa
về “người mẹ cần lao” của thời đại. Cái hay của bài thơ là ít
mô tả trực tiếp hình ảnh người
mẹ, mà thông qua hai điểm nhìn
để làm
nổi bật hình ảnh ấy.
Đó là thông qua cảm nhận
của người con (điểm nhìn
cảm xúc, chủ quan):
Mẹ ơi! Cảnh ấy dẫu trăm năm,
Ngàn năm, hay muôn vạn
ngàn năm
Một
phút sau này con còn sống
Cảnh
kia còn đốt mãi lòng con.
Bên
cạnh đó
là điểm nhìn của thực tiễn đời
sống, thông qua hình ảnh đường
cát, bóng cây, trời mây v.v… Tác giả mô tả sự đối lập lên
đến cực độ: khung cảnh xung quanh càng
khắc nghiệt, hình ảnh người
mẹ càng
âm thầm, lặng lẽ, nhẫn
nại (Mồ hôi chảy vòng quanh đôi má rám, bà bán cau bước mãi dưới trưa hè). Cảm nhận của tác giả được
đẩy lên
thành sự nhân
cách hóa, biến cái cây
thành một con người
đầy lòng
trắc ẩn để thì thầm
với người mẹ: "Bà má ơi! Ghé gánh nghỉ
chân già!" Nhưng vì đàn
con, bà vẫn
mải miết đi không dám
ngừng chân dù chỉ
một chút
thôi.
Bài
thơ được hiểu theo nghĩa thông thường là hình ảnh một
bà mẹ
già nặng
gánh mưu sinh, đơn
độc trên
đường dài gió bụi. Cái nghèo, cái
khổ, sự chịu thương chịu khó ấy kéo dài
triền miên,
là hình ảnh vô
cùng
quen thuộc, không đổi thay theo tháng ngày (vất vả, gian truân
thì cứ
kéo dài ra mãi,
tác giả chỉ chọn lọc qua hình ảnh bà mẹ
đi bán cau khô mà thôi). Tuy nhiên, cũng có người cho rằng bài thơ là một cách
nói ẩn dụ về phong trào cách
mạng miền Nam thời bấy giờ: người chiến sĩ cộng sản hoạt
động trong vô danh, bí mật; phải chịu vô vàn gian khổ, hiểm nguy nhưng vẫn không sờn lòng.
Ngay cả tình huống cuối bài
thơ cũng gợi ý một vấn đề rất sâu sắc, đó là người cộng
sản ấy từ chối những
lối rẽ dù chỉ
để tạm yên
thân. Bởi trong lòng
họ có một nhiệm vụ thường trực:
Nhưng
không nghe, bà cứ đi, đi mãi,
Nhớ
chiều nay, trước ngõ, đám con chờ
“Đám con chờ”
chính là những
thế hệ cần lao, những người cùng
khổ chưa được kết nối với phong trào cách
mạng. Đây cũng là một cách
hiểu rất hợp lý đối với bối cảnh xã hội
lúc bấy giờ và cả
người viết nên
bài
thơ – nhà cách mạng trẻ mang tên
Huỳnh Văn
Nghệ. Dẫu hiểu theo cách nào thì ta cũng
có thể thấy tầm nhìn,
sức khái quát
trong thơ của ông rất sâu, rất rộng; cái nhìn
về con người, về đời sống hoàn
toàn
không bi lụy, bế tắc mà rất mạnh mẽ,
lạc quan. Qua hình ảnh người
mẹ với những
bước đi lầm lũi ấy là cả một sứ mệnh, một
sức mạnh tiềm tàng và tình
yêu
cuộc sống, gia đình mãnh liệt. Về mặt nghệ thuật, tuy ngôn ngữ thơ là tả
thực, nhưng là ngôn ngữ của hội họa
với những
chiều kích xa rộng, khoáng đạt mà ta sẽ thấy lại trong
nhiều bài
thơ khác của ông.
(ví dụ trong bài
thơ Mộng làm thơ có đoạn:
Chàng chỉ muốn làm thơ bằng máu
Trên mây hồng cho gió rải cùng trời
Để những người đau khổ khắp nơi nơi
Ngừng
than thở
Và thương nhau khi trông hàng chữ máu
***
Cũng năm 1935, nhà thơ
Hàn
Mặc Tử với bút danh Lệ Thanh có bài
thơ Tuồng đời:
Tuồng đời lăng
lố vẽ nên "phông"
Mới mọc râu trê,
nó tưởng ông
Xừ ấy đóng vai cười
vỡ bụng
Thằng kia lên
mặt giận tràn
hông
Khi xưa "cái
kiếc" nay tri huyện,
Vừa mới "lon ton"đã hội
đồng!
Xuất xứ công danh nhiều
lối thiệt
Ai đời mua tước dễ như
không
(báo Công
luận, số ngày 23/3/1935)
Đây là một
bài
thơ hiếm hoi tìm
lại được của Lệ Thanh - Hàn Mặc Tử; được thi
sĩ viết theo thể thơ Đường, lại là bài
thơ có tính trào lộng,
đả kích xã hội.
Xin nói rõ thêm
về hoàn
cảnh của
bài
thơ “Tuồng đời” này,
nó được viết tại Sài
Gòn khi Hàn Mặc Tử phụ trách
trang thơ của báo Công
Luận, là giai
đoạn chưa
có “thơ điên”; ông vẫn chưa
biết cơ
thể mình mắc bệnh phong mà vẫn
là công
chức của Sở đạc điền (Sài Gòn).
Đồng thời đây là giai
đoạn Hàn
Mặc Tử có quan hệ rất thân thiết với
Phan Bội Châu và một
số chí sĩ yêu
nước khác. Không cần phân tích nhiều chúng
ta cũng thấy được cách chơi chữ
và hiện
thực quan trường trong bài thơ “Tuồng đời” nêu
trên,
thể hiện tư tưởng đả phá công danh, coi vinh hoa
như một
trò tuồng
lố. Tuy nhiên, bên
cạnh “Tuồng
đời”, các nhà nghiên
cứu còn
tìm
được trên
báo Công
luận một số bài
thơ Đường khác của Hàn Mặc Tử lại thiên
về vịnh cảnh,
thể hiện những
mộng mơ yêu
đương thoát tục. Điều này cho thấy hướng đi tiếp theo của nhà thơ, khi số
mệnh an bài rằng ông mắc bệnh phong nan y, phải trở về quê trị
bệnh và bắt đầu làm
thơ theo chủ nghĩa lãng mạn như
cái “thú đau thương” của riêng
mình.
Cùng
rất trẻ tuổi (Hàn
Mặc Tử sinh 1912, Huỳnh Văn Nghệ sinh 1914),
cùng
là công
chức làm
việc tại Sài
Gòn
và viết
văn, làm
báo để bày
tỏ quan điểm về đời sống của mình; nếu đặt hai bài thơ Bà bán cau và Tuồng đời bên
cạnh nhau thì chúng
ta có thể thấy thêm một nét tương đồng
nữa: đó là hiện
thực xã hội. Qua góc nhìn
của Lệ Thanh - Hàn
Mặc Tử là chán
ghét thói hãnh
tiến mua quan bán tước; qua góc nhìn
của Huỳnh Văn
Nghệ là
niềm thương cảm sự nghèo khổ truân chuyên
của người dân thường buôn gánh bán bưng. Hai bài
thơ đều thể hiện tư tưởng tiến bộ của tác giả và những
hồn thơ lành mạnh, có cách nhìn
khái quát
cao. Tuy nhiên,
hoàn
cảnh xã hội đã tạo ra những
cuộc đời hoàn
toàn
khác nhau, khi Huỳnh Văn Nghệ tiếp tục tiến
sâu hơn vào con đường tranh đấu trực
diện, dần
trở thành một người chiến
sĩ cộng sản chân chính khi ông
bị phát hiện, bị bắt phải trốn sang Thái Lan (tiếp tục làm
báo, kêu
gọi cộng
đồng yêu
nước đấu tranh). Hàn Mặc Tử tuy cuộc sống lâm vào
sự bế tắc, phải dừng bước đi của một con người
xã hội, nhưng
lại tỏa sáng với
thơ, trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi (ông mất
năm 1940).
***
Một bài
thơ của Thế Lữ - Nhớ rừng, cũng được sáng tác cùng giai đoạn
với bài
thơ Bà bán cau. Xin không dẫn
ra toàn
bài,
mà chỉ
nhắc lại
sự hùng
tráng trong câu chữ,
thể hiện khí phách ngang tàng đầy căm hận của một nhân
cách, một sinh thể đầy tự trọng trong xã hội đương thời (lời của con hổ
bị nhốt trong vườn
Bách thú). Bài
thơ được đề tặng cho Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), một nhà văn, nhà báo
nổi tiếng của Tự lực văn đoàn, sau trở thành một
người làm chính trị theo Quốc dân đảng rồi trở về
làm
Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ liên
hiệp kháng chiến; nhưng lại kết thúc cuộc đời bằng rượu độc vì muốn
bảo vệ chính kiến riêng
của mình… Nói hơi dài
về người được đề tặng bài thơ để thấy được mối liên
hệ của nhà thơ Thế Lữ với thời
cuộc; chứng tỏ một điều những nhà thơ
trẻ thời đó không hề xa rời xã hội,
bằng nhiều cách họ thể hiện chính kiến
của mình, góp tiếng
nói của
mình muốn thay đổi thực tại nhiều
điều nhiễu nhương, đau khổ.
Đó là giai đoạn cách mạng
chưa chín
muồi, chưa thấy rõ hướng đi của
dân tộc nên
tiếng nói đấu tranh của nhà thơ
chủ yếu là thể
hiện cái Tôi của
mình
trước thực tại mà họ
thấy, họ sống, họ cảm nhận được. Ở bài
thơ Nhớ rừng là sự
mong mỏi được dùng
đến sức mạnh, tài trí còn
tiềm tàng
trong chính mình:
Nay ta ôm niềm uất hận
ngàn
thâu,
Ghét những
cảnh không đời nào thay đổi,
…Có biết chăng trong những ngày
ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng
ngàn
to lớn
Cũng xin nói thêm
về tác giả Thế Lữ: Ông viết Nhớ rừng năm 1934, bài
thơ nằm trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Nhưng những
sự uất ức, ngao ngán và giấc mộng phi thường của nhà thơ
dường như vẫn treo lơ lửng trên
thi đàn, khi lớp nghệ sĩ trẻ đầy ước vọng như
ông vẫn chưa
thấy con đường thực sự dành
cho mình. Vẫn viết báo, viết kịch,
làm
thơ, nhưng
phải đến năm 1945, Thế Lữ mới thực sự hòa mình vào đời sống nhờ
có Cách mạng tháng 8, nhờ bản Luận cương văn
hóa 1943 với những
luận điểm tiến bộ, nhân
văn của Đảng.
Cũng khoảng năm
1935, cái tên
nữ sĩ Mộng Sơn xuất hiện với vai trò là người
phụ nữ đầu tiên
tham gia phê bình văn
học. Bà sinh năm 1916, mất năm 1992, quê ở Nam
Định, được chú
ý từ bài
thơ Viếng mồ lữ khách. Sau năm
1945, bà trở
thành biên
tập viên của Nhà xuất
bản Văn học, và cũng
tiếp tục sáng tác Sáng tác trước năm
1945 của bà không
còn nhiều, song có thể thấy được một hồn thơ nhạy
cảm, nhiều mơ mộng
Chim lẫn ngàn
xanh (trích)
Năm xưa ta bước lên
ngàn
Gặp cô gái núi dưới
làn
mây đông
Hoa tươi đượm giọt
sương hồng,
Chim muôn tiếng hót
bên
lòng "yêu
đương"
Trái tim hòa
điệu Nghê thường,
Bây giờ nàng
đã trên
đường ruổi dong.
Hoa bay dưới ánh chiều
đông,
Lá cây hiu hắt
lặng trông mây trời.
-Thiết tha ta gọi "Em ơi!"
Song miền sơn dã vắng
người yêu
thương
Lạnh lùng
lá rụng bên
đường,
Trả lời ta gọi, chim buông
tiếng sầu!
Trời đông gió lạnh nhắc câu...
Ta đi hàn
vết thương đau trong lòng.
Nhưng đường xa tít
vô cùng…
Ngàn
xanh chim lẫn mịt mùng thấy đâu?
(Văn học Tạp chí
tập mới số 9, ra ngày 13/7/1935)
Với Nguyễn Nhược
Pháp, bài
thơ Chùa Hương viết
năm 1935 của ông là một
mối tình
thơ tuyệt đẹp:
… Em tuy mới
mười lăm
Mà đã lắm
người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như
trăng rằm.
Nhưng em chưa
lấy ai,
Vì thầy
bảo người mai
Rằng em còn
bé lắm,
(Ý đợi người tài trai).
… Đường đây kia lên
giời,
Ta bước tựa vai cười.
Yêu
nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng
ôi!
Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng
Em cầu
xin Giời Phật
Sao cho em lấy
chàng
Thơ Nguyễn Nhược
Pháp là một
sự “thoát tục” khi ông
hoàn
toàn
cách ly với xã hội
đương thời và giữ
cho mình một
đời sống riêng,
một giá trị tinh thần riêng.
Cái nhìn của ông thuần khiết, trong veo, được
viết thành
thơ qua những câu chuyện tương tự như
Chùa Hương (trước tác của Nguyễn
Nhược Pháp rất ít, vỏn vẹn khoảng 10 bài). Hoài Thanh
và Hoài
Chân viết trong Thi nhân Việt Nam: “Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào
hình như cũng thoáng thấy
bóng một người đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của
Nguyễn Nhược Pháp khác xa những lối bông lơn, khó chịu của các ông tú, từ Tú Suất, Tú Xương, đến Tú Mỡ. Nó hiền lành và thanh
tao.Nội chừng
ấy có lẽ cũng đủ cho nó có một địa vị trên thi đàn. Nhưng còn
có điều này
nữa mới thật quý:
với Nguyễn Nhược Pháp nụ cười trên miệng bao giờ
cũng kèm
theo một ít cảm
động trong lòng."
Nguyễn Nhược Pháp mất
năm 1938 khi mới 24 tuổi vì lao
phổi, sau một loạt cái chết của
người thân, để lại giấc
mộng hoa niên
còn dang dở và rất nhiều
nuối tiếc của người đời. Trường hợp Nguyễn Nhược Pháp, nếu so sánh với
Huỳnh Văn
Nghệ và cụ
thể là bài
thơ Bà bán cau thì thấy
được sự khác biệt trong hoàn cảnh đời
sống cũng như văn hóa tinh thần. Bởi giữa
hai người tuy cùng một thời đại,
song Nguyễn Nhược Pháp lớn lên trong khoa cử, không có cái
đau đáu
vận đời; còn
Huỳnh Văn
Nghệ thì không
hẳn là không
có cái tinh thần u nhã,
nỗi bi cảm cái
đẹp, song ông phải kìm lòng
lại để cống hiến đời mình cho sứ mệnh lớn
lao hơn:
Tôi là người lăn lóc trên đường trần
Không
phân biệt lúc mài gươm múa bút
Đời chiến sĩ máu hoà lệ mực
Còn yêu thương là chiến đấu không thôi
Suốt một
đời gươm chẳng ráo mồ hôi
Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác
(Bên bờ sông xanh, Chiến khu Đ – 1948)
Xin chọn
thêm
một ví dụ nữa về thơ được viết cùng
thời điểm năm 1935. Đó là bài
thơ nổi tiếng của Phạm Huy Thông - Tiếng địch sông Ô. Bài
thơ rất dài,
nói về tâm sự của Sở Bá Vương và nàng
Ngu Cơ trong đêm chia biệt. Đây là những
câu nói của
Sở vương:
Những
chiến thắng tưng bừng, những vinh quang rực rỡ!
Ôi! Những võ công oanh liệt chốn sa trường!
Những
buổi tung hoành, lăn lộn
trong rừng thương!
Những
tướng dũng
bị đầu văng trước trận...!
Nhưng,
than ôi! Vận
trời khi đã
tận,
Sức
"lay thành, nhổ núi" mà làm chi?
Rồi
buồn rầu, Vương tỏ cho nàng nghe
Hy
vọng cuối cùng
trong tim Vương còn sót lại,
Rồi
Vương nói: - "Nhưng đau lòng ta biết mấy!
Ngay
đêm nay, ta phải quyết...
biệt ái khanh
Thì,
nàng ôi, việc lớn mới
mong thành.
Nhưng
rời nàng, ôi... rời
nàng, ta đâu nỡ...?
Mà mang nàng xông pha trong mưa lửa
Trùng
vi kia ta thoát khỏi làm sao?"
Và
nàng Ngu Cơ đáp lại:
Còn
dùng dằng chi nữa, đi đi thôi!
Kìa!
Thờ ơ, trăng mờ đang chênh chếch...
Còn
ngồi đó mà nghe
chi tiếng địch,
Cho chí đầy dần cạn
trong tim đau.
Đừng nghe! Đừng
nghe nữa! Hãy
đi mau!
Nghe
làm chi tiếng tre đằng
than ai oán,
Khúc
bi ca nặng nề và đòi đoạn,
Đầy những lời thương tiếc điệu
thê lương.
Quân
vương ôi! Mau sửa
soạn lên đường,
Lên
đường xa nơi
mơ màng sương phủ...
Nào
đâu trái tim xưa? Nào đâu tâm hồn cũ?
Lãnh
truân chuyên xin gắng giữ chí bình
sinh,
Khách anh hào chi xá kể nỗi
điêu linh,
Ngày gian lao với quãng đường khe khắt?...
(Hà
Nội báo, số 2,
8-1-1936)
Phạm
Huy Thông cũng là một nhà
văn, học giả, chính
trị gia xuất sắc,
có nhiều
đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam, và đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu văn hóa. Ông
sinh năm 1916, với Tiếng
địch sông Ô, nhà
thơ viết để tỏ nỗi lòng mình và
lãng mạn hóa một bi kịch chiến tranh. Qua lý giải bằng
thơ của ông, sức mạnh của người anh hùng
có được là nhờ tình yêu, nhờ sự
chuyển hóa đau thương thành “sự vô cảm” lạnh lùng khi mất người
yêu và đối diện với quân thù. Đoạn cuối bài thơ đã vượt qua được những trúc trắc ngôn ngữ qua diễn tả tình cảm, tâm lý nhân
vật; để trở về đúng nghĩa là thơ trữ
tình hiện đại.
***
Trở lại với
bài thơ Bà bán cau của
Huỳnh Văn
Nghệ, đây chưa phải là bài thơ được trau chuốt và phản ánh đúng phong cách sáng tác của nhà thơ. Nói cho đúng hơn, có lẽ
tác giả vẫn còn hoài
nghi tài thơ của mình, chỉ
dùng thơ để tâm tình, tỏ
bày tình cảm với mẹ mình một cách chân thành. Cũng trong bài thơ, ta có thể thấy
hình ảnh người mẹ tảo tần
mưa nắng, lầm lũi hy sinh, trong khi đàn con được
mô tả là “lũ con thơ”. Tác giả
nói về mẹ, nói với mẹ (nhưng
không dám trực
diện) như chưa thể hiểu
thấu tấm lòng của mẹ. Vì vậy, đây chưa phải là “lập
ngôn” của Huỳnh Văn
Nghệ về cuộc đời, về cách mạng đang là mối quan tâm rất lớn của
ông. Khoảng từ năm 1940 trở đi, những bài thơ của
ông mới rõ rệt là thơ để tranh đấu,
để nói với đồng đội, với quê
hương, núi sông, giống nòi…
Đó
là lời khẳng định về sự thống nhất non sông thông qua hình tượng
con sông Đồng Nai:
…Đồng Nai sông nước anh hùng.
Nguồn xa,
xa tận núi rừng hoang vu.
Lệ tiên kết đọng hồ sâu
Còn mơ cao rộng nhớ màu gió trăng
Xông pha vượt núi băng ngàn,
Gặp Là Ngà nghĩa bạn vàng kết đôi
Thề:
"Dù trắc trở núi đồi
Cũng liều sống
thác tìm trời tự do..."
(Sông Đồng Nai – 1940)
Đó
là tiếng hát thắng lợi,
hoà bình, tin tưởng dành cho người mẹ Việt
Nam - hiện thân của quê hương đất nước:
…Gặp thời
loạn, mẹ phất cờ khởi nghĩa
Bầy
con ngoan đứng dậy
diệt quân thù.
Lũ cướp nước
đã bao phen khiếp vía
Trở về quê không rửa kịp máu đầu.
Nay giặc Pháp lại mang đầu trở lại.
Dù tầm vông phải chọi với xe tăng
Mẹ vững
tin nơi bầy con
trung hiếu
Ngày mai đây diệt chúng cứu giang sơn.
Rồi Việt Nam của rừng vàng
biển bạc
Của bình yên sáng lạn tiếng
chim quyên
Sẽ nguyên vẹn, mẹ nghe chăng khúc hát
Khải hoàn ca từng nhịp
đã vang lên
(Bà mẹ Việt Nam -Chiến khu Đ, cuối 1946)
Đó
là lời ca ngợi dành cho đất nước
nói chung và quê nhà Tân Uyên nói riêng của
tác giả:
Bao ngày gian khổ
Hằng trăm năm
tranh đấu với núi rừng
Mồ hôi, nước mắt, tay sưng
Mới có được
góc trời Nam tươi mát
Đồng lúa thơm, vườn bưởi đường,
cam mật
Tiếng trẻ
thơ cười hát sân trường,
Hồi chuông chùa êm gõ sườn non
Mái tranh vàng
khói cơm chiều quyến luyến.
Thuyền dưới bến dập dìu buồm cánh én.
Xe trên đường lẻng
kẻng nhạc ngựa
vang.
Ôi! Tân
Uyên quê mẹ đẹp muôn vàn.
(Lịch sử quê hương - Bắc Sơn 1954)
Từ Bà bán cau, người mẹ của chính nhà thơ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ, cuộc đời
và thơ ca của ông đã tìm thấy
người mẹ Việt Nam vĩ đại và bao dung. Với cái nhìn
cao rộng và bản
lĩnh của
mình, thơ chỉ là
một phương tiện biểu đạt
tư tưởng, tâm hồn của
ông, bày tỏ tình yêu vô hạn của ông dành cho quê
hương, đất nước. Bà
bán cau không phải là một
bài thơ tiêu biểu, xuất sắc của Huỳnh Văn
Nghệ, nhưng
lại để lại cho người viết nhiều ấn
tượng sâu đậm về cả thơ ca lẫn cuộc đời của một người được nhân
dân, đặc biệt là người Nam bộ gọi là “Thi tướng”!
Trần Thu Hằng