Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2024 - MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN, MỪNG ĐẤT NƯỚC
DẶM DÀI KÝ ỨC


Bài viết của Trần Thúc Hà

 

*LTS: Dặm dài ký ức là tập sách thứ 13 của Hoàng Đình Nguyễn, do Nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành. Trân trọng giới thiệu bạn đọc tập sách này qua bài viết của nhà văn Trần Thúc Hà.

 

Tổ quốc ta, đất nước ta sáng lên từng ngày. Điều đó ai cũng biết. Nhưng để tận mắt chứng kiến những đổi thay, để đôi chân ta chạm khẽ vào những ngọn cỏ xanh tươi. Được vục đôi tay ta vào những con suối mát lành vã lên mặt để cảm nhận những sảng khoái sau những chặn đường lên đèo xuống núi khó nhọc. Đổ mồ hôi để đưa ta lên hun hút trời mây và phóng tầm mắt bao quát những vùng miền ruộng bậc thang ánh lên màu lúa vàng giữa rừng núi trập trùng bao la của một kỳ quan nhân tạo thì không phải ai cũng có điều kiện.

bs. dặm dài ký ức - hdn.JPG
Tập bút ký Dặm dài ký ức, vẽ bìa: Họa sĩ Lâm Văn Cảng.


Để giúp cho những ai không có cơ hội thăm thú đó đây bạn có thể tìm thấy những điều cần khám phá qua những tác phẩm miêu tả đầy chân thực trong các tập bút ký của Hoàng Đình Nguyễn. Là người ưa khám phá, hơn mười năm gần đây tác giả đã đặt chân đến gần 30 quốc gia trên thế giới. Xê dịch thăm thú chung quy lại là đi cho biết đó biết đây. Biết đó biết đây cũng tùy từng người. Người ưa thám hiểm, người muốn tầm nhìn mình được mở rộng, người muốn nhìn thấy thế giới đã đổi thay qua bao thế kỷ. Hoàng Đình Nguyễn cũng nằm trong số đó. Trong trái tim của anh là một nhà thơ (anh đã cho xuất bản 6 tập thơ: Hai bờ thương nhớ, Tự tình, Dấu ấn thời gian, Lời ru dòng sông, Hạnh phúc lang thang, Tìm lại lời ru và tác giả đã đạt được nhiều giải thưởng về thơ). Trong đôi mắt của anh có sự quan sát tinh tế của người viết văn xuôi (đã cho ra đời một cuốn tự truyện Một thời mãi nhớ, ba tập du ký: Những miền đất tôi qua, Đường đến chân trời và Ngàn dặm châu Âu, và mới đây nhất là tập bút ký Những nẻo đường quê) nên cái nhìn của anh chăm chú vào cái hồn của sự vật, cái khuất lấp đằng sau của những kỳ quan để trang sách, những đổi thay của đất nước cho ta hiểu sâu hơn ngoài con chữ. Sách của anh không nói những gì xa xôi ngoài mắt thấy tai nghe nơi anh từng đến, từng trú ngụ, từng lớn lên với những kỷ niệm vui buồn.

Hãy nghe tác giả kể lên sự hùng vĩ khi anh đứng trên đỉnh núi Fansipan, đỉnh núi cao nhất Việt Nam và là nóc nhà của Đông Dương: Đó là rừng Hoàng Liên Sơn rậm rạp, là thung lũng Mường Hoa đấy thơ mộng. Cáp lên đến đỉnh, qua khỏi tầng mây, những tia nắng vàng rực rỡ hiện ra, những đám mây hào phóng lượn lờ sà xuống chân tôi như thể tôi lạc lối vào bồng lai tiên cảnh… Khi tôi chưa đọc tập sách của anh, tôi nghĩ đỉnh Fansipan cao vút chìm ngập bốn mùa trong mây mù, nào ngờ, qua khỏi tầng mây lại có những tia nắng vàng rực làm cho tôi không khỏi ngạc nhiên. Và thiên nhiên vô tình mà hữu ý: Hết mây mù thì đến những tia nắng vàng rực rỡ hiện ra. Đó là phần thưởng cho những ai bền chí vượt núi non hiểm trở. Đó là hoa hồng. Và đây là chùm gai nhọn nhức nhối: những em bé chừng năm sáu tuổi ngồi bán quà lưu niệm giữa đường phố nơi vùng cao gió lạnh để có thêm ít thu nhập thêm phong phú sinh động. Nhưng tác giả không chỉ nghĩ thế. Trên đường phố tôi bắt gặp nhiều em bé người dân tộc mặc áo phong phanh ngồi dưới vĩa hè bán đồ lưu niệm. Để chống lại cái lạnh buốt người, các bé cứ nhún nhẩy thân thể như cái lò xo bật lên bật xuống đến mà thương… Nếu những đứa bé ấy là con, là cháu của chúng ta, chúng ta có nhói lòng không?

Không hững hờ với thời cuộc, không có tấm lòng nhân ái mấy ai nghĩ được như thế: Cái đẹp cùng với cái đau một vần. Làm tôi chợt nhớ trong cuốn tiểu thuyết của nước Nga có tựa đề: Làm gì? Làm gì! Không có cách nào hơn tác giả cuốn sách mua cho mỗi em một món hàng mà mình không cần dùng để an ủi, chia sẻ với các em. Tôi biết đây không phải là lần cá biệt chia sẻ với người chung quanh. Tôi nhớ một lần văn nghệ sĩ Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai đi thực tế, viết về nỗi đau chất độc da cam do Mỹ gây nên tại một gia đình có hai người con bị nhiễm chất độc từ người cha, hai người con đã trên dưới ba mươi tuổi mà nhỏ nhoi như đứa bé lên mười, hình hài chân tay co quắp, mặt biến dạng, chúng tôi không ai cầm được nước mắt và không biết làm gì trong cơn xúc động ấy, thì Hoàng Đình Nguyễn đã gọi anh em lại bảo mọi người bỏ chút tiền bạc giúp các em, ai cũng sẵn sàng và có được món tiền nho nhỏ giúp gia đình các em…

Trong những bài bút ký của anh có những điều lạ nhưng chân thật: từ những tiệm cà phê, quán phở, bún bán đồ ăn sáng, chào mời khách không phải là những cô phục vụ xinh đẹp với những lời thưa gửi ngọt ngào êm tai mà được thay vào đó là những bếp than hồng chào đón và sưởi ấm khách qua đường. Tác giả diễn tả trong tập sách cho ta biết cách mời khách kỳ lạ, có một không hai ở miền núi vùng Tây - Bắc nước ta và tôi e rằng cả thế giới không có nơi nào chào mời khách như thế. Và một sự thay đổi lý thú nơi bình minh đến sớm nhất ở nước ta: Đảo Bình Ba. Bình ba xưa là một làng chài nghèo khó. Bây giờ đất nước đổi thay: Nắng sớm như những dãi lụa vàng tươi phủ lên những chiếc ghe thuyền đậu san sát trên cảng cá Bình Ba và đêm xuống những ánh đèn màu nhấp nháy trên biển như một trời đầy sao…

Tác giả vốn là một trong ba vạn học sinh miền Nam tập kết ra Bắc học tập từ những năm 1954. Sau này số học sinh đó đều là kỹ sư, cử nhân trong các lĩnh vực. Tác giả là kỹ sư được đào tạo chuyên ngành Hóa – thực phẩm. Ngày thống nhất đất nước tác giả được điều về công tác tại tỉnh Đồng Nai, đã qua nhiều nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm. Bây giờ tác giả đã về hưu sống với con cháu sum vầy nhưng tác giả không quên những ngày khó khăn thiếu đói của những năm đầu mơi giải phóng thống nhất nước nhà. Khiếu văn chương và ký ức trỗi dậy, tác giả cầm bút trình bày hiện thực, trong đó con người phải vật vã để vượt qua những khó khăn ban đầu cho hôm nay càng yêu càng quý chúng ta đang có…

Trong những tập sách của tác giả không chỉ có hồi ức năm tháng mà còn đề cập những câu chuyện của ngày hôm nay, của ngày mai.

Trong một bài bút ký: Chút kỷ niệm với người anh hùng Rừng Sác. Tác giả gặp đại tá nguyên chính ủy, trung đoàn trưởng trung đoàn đặc công Rừng Sác, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Bá Ước để nhận một bản kế hoạch của một nhà máy nhỏ. Cả hai người không nói gì về chiến tranh. Nhưng khi đại tá Lê Bá Ước úp hai bàn tay gầy rạc của lứa tuổi xấp xỉ bảy mươi, những đốt xương tay, những đường gân hằn lên, hỏi tác giả: Cậu thấy có giống như rễ cây đước bám vào đất hay không? Đại tá có một sự so sánh tôi tin chắc rằng những người từng bám trụ nơi rừng đước, sống chết vời cây đước, nắm từng rễ cây đước mà dò dẫm bước đi trong đêm tối tiến tới mục tiêu của địch thì không dễ gì có sự so sánh đó. Tác giả có một sự nhạy cảm ghi chép lại câu nói này. Hiểu gì về câu nói này! Nhiều hàm ý lắm. Ngoài đạo lý sống của con người, của những người tuổi già thì cây đước, rừng Sác, Lê Bá Ước liền kết lại với nhau là người ta nghe thấy những tiếng nổ rung trời chuyển đất, những kho xăng bốc cháy lên tận chân mây và tiếng bọn lính Mỹ gào kêu khi chiến hạm của chúng bị đặc công Rừng Sác cho bom nổ tung trên sông Sài Gòn.

Tác giả viết về người nông dân khá lý thú. Chuyện mua bò sữa ở nước ngoài. Sau khi thỏa thuận bên mua và bên bán, hợp đồng chuẩn bị ký kết, bên bán hỏi: Các ông đã chuẩn bị đồng cỏ chưa, định cho bò giống này ăn loại cỏ gì? Bên mua lúng túng không trả lời được, thế là hủy hợp đồng, chúng ta về tay không. Bạn sẽ đọc, mới thấy trách nhiệm đến cùng và uy tính tuyệt đối. Chứ không phải có tiền mua tiên cũng được! Một bài học khi hòa nhập với thế giới văn minh…

Những ai chưa có dịp đi cho biết đó biết đây thì đọc sách. Sách của tác giả Hoàng Đình Nguyễn cho ta những thú vị bất ngờ, có khi nhìn thấy dáng dấp hình bóng của ta trong đó. Cuốn Dặm dài ký ức cũng là một cuốn sách như thế.

T.T.H


Các tin khác

    There are no items to show in this view.
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​