Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954 - 2024)
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
NỤ CƯỜI CHÚ CHÍN BỔN

 

     Mấy bữa nay văn đàn xôn xao. Tiếc rằng cái sự xôn xao ấy không phải vì có tác phẩm lớn ra đời phục vụ bạn đọc mà xôn xao toàn chuyện ngoài văn chương, chuyện văn hội, văn đoàn. Giữa ngày giao mùa của miền Đông Nam bộ, trời nóng bức, nhớ nhà văn Hoàng Văn Bổn, người mà anh em chúng tôi luôn gọi thân mật là “chú Chín Bổn”. Ông vĩnh viễn ra đi ngày12.5.2005, nhằm ngày 15.4 âm lịch. Trái tim của nhà văn “thiền” đã vĩnh viễn ngừng đập ngay vào ngày Phật đản năm đó. Trước đây lúc còn khỏe, ông hay dẫn chúng tôi về quê ông ăn đám giỗ, khi đến chỗ ngã ba sông Đồng Nai, ông ngồi lại, đôi mắt buồn vời vợi ông nói:

-         Tại ngã ba sông này đã sinh ra ba nhà văn lớn là Huỳnh Văn Nghệ, Lý Văn Sâm và Bình Nguyên Lộc, họ đã sống hết mình cho đất nước và văn chương.

     Ông không kể tên mình dù ông cũng sinh ra tại ngã ba sông này. Rồi ông kể cho chúng tôi nghe chuyện ngày xưa của ông. Ông tên thật là Huỳnh Văn Bản, sinh ngày 7.5.1930 tại ấp Long Chiến, làng Bình Long, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Đang học trung học thì Cách mạng tháng Tám thành công, 15 tuổi ông đi kháng chiến. Trải qua nhiều chức vụ, dạy nhiều học trò và viết văn từ năm ấy. Tròn 18 tuổi ông được kết nạp Đảng. Chưa đến 20 mươi tuổi ông đã làm trưởng ty giáo dục và viết tác phẩm: “Dưới bóng dừa xiêm”, “Mày giết anh tao”. Theo suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, dù trên đầu bom nổ, dưới đất đạn bay, nhưng vai ông luôn vác máy quay phim, tay cầm súng, tay cầm bút. Đất nước thống nhất, chiến tranh biên giới bùng nổ, ông lại ba lô, nón cối lên đường ra trận. Suốt những năm tháng ác liệt ấy, ông luôn có mặt ở điểm nóng của chiến trường K như hai cuộc chiến trước, lúc nào ông cũng xông xáo bất chấp nguy hiểm. Giữa lằn ranh của sự sống chết, vậy mà vẫn có hàng chục tiểu thuyết ra đời. Nào “Bông Hường, Bông cúc”,” Vỡ đất”,” Tướng Lâm Kỳ Đạt”,” Trên mảnh đất này”, “Nước mắt giã biệt”,” Ngôi sao nhớ ai”… Những trang viết mà nhà phê bình Nguyễn Hoàng Sơn gọi: “ngổn ngang cực nhọc nhưng đầy tâm huyết” của ông làm say đắm nhiều thế hệ. Ngoài ra hàng trăm bộ phim thời sự chiến tranh được quay ngay tại chiến trường, giải thưởng văn học cũng nhiều, giải thưởng điện ảnh trong nước, quốc tế cũng nhiều. Cuộc đời của ông oanh liệt như vậy, sự nghiệp của ông vĩ đại như vậy mà ông khiêm cung nhỏ bé. Là hội viên sáng lập của Hội nhà văn Việt Nam, ông từ bỏ “chiếu trên” của làng văn về Đồng Nai xây dựng Hội Văn Nghệ, nhưng chưa bao giờ ông trách móc Hội nhà văn lời nào, còn xui những người trẻ vào Hội để học hỏi giao lưu làm giàu vốn sống. Hàng ngày cọc cạch đạp xe lên Hội ngồi đọc bản thảo của đàn em, giới thiệu họ vào Hội nhà văn rồi khắc khoải chờ đợi kết quả. Ai nói gì cũng cười, ai ba hoa cũng cười, ai lợi dụng cũng cười. Nụ cười nhân hậu độ lượng luôn nở trên gương mặt hiền lành cho đến giây phút cuối đời.

     Đời sống nhân hậu tử tế và độ lượng của ông đã ảnh hưởng đến thế hệ chúng tôi. Tôi nghĩ cái sự tử tế chẳng phải lúc nào cũng bằng hành động mà đôi khi chỉ cần nụ cười toát lên từ nhân cách sống của con người!


Nguyễn Một

Các tin khác

    There are no items to show in this view.
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​