Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954 - 2024)
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
DI SẢN VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐỒNG NAI


SÔNG PHỐ

(Nguồn: Sách Đất lành - Nxb. Đồng Nai 2016)

 

Tính đến năm 2016, toàn tỉnh Đồng Nai có hàng ngàn di tích phổ thông (cơ sở thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo, công trình kiến trúc…) được kiểm kê; hơn 50 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; trong đó Vườn Quốc gia Cát Tiên, Mộ cự thạch Hàng Gòn được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt. Di sản văn hóa phi vật thể ở Đồng Nai khá đa dạng bởi tính chất của vùng đất đa dân tộc, đa tôn giáo. Hệ thống lễ hội khá đa dạng từ tín ngưỡng dân gian đến tôn giáo, làng nghề truyền thống được bảo lưu với quá trình khai khẩn đến nay, hệ thống tri thức của người dân qua các thời kỳ, vốn văn hóa dân gian, trình diễn nghệ thuật được lưu truyền qua nhiều thế hệ…

Công tác bảo tồn và phát huy huy di sản văn hóa ở Đồng Nai trong thời gian quan được quan tâm từ chính quyền và ý thức trách nhiệm của cộng đồng. Song, bên cạnh đó, vẫn còn những loại hình di sản văn hóa chưa được kiểm kê, đứng trước những thách thức, mai một, xuống cấp. Hiện nay, chương trình mục tiêu quốc gia vê xây dựng Nông thôn mới ở Đồng Nai đã thực hiện 4 năm. Chặng đường phấn đấu để hoàn thành Chương trình này có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Hướng đến phát triển bền vững, di sản văn hóa trong môi trường Đồng Nai cần được bảo tồn và phát huy trong xây dựng Nông thôn mới, đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều cấp, nhiều ngành, từ chủ trương đến chính sách có thực sự đi vào đời sống, huy động được sức mạnh của nhà nước, xã hội, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân.

Về thiết chế văn hóa cơ sở

Hiện có 107/171 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng cấp xã và đi vào hoạt động ổn định, 613/1.007 ấp, khu phố có Nhà văn hóa - Khu thể thao cấp ấp; có 11 nhà văn hóa dân tộc thiểu số. Ở cấp xã, phường, thị trấn, đã hình thành Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng được đầu tư xây dựng mới đều khá khang trang, hiện đại, kinh phí và việc tổ chức hoạt động ở các mức độ khác nhau.Hầu hết các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở đạt tiêu chí về diện tích đất quy hoạch và quy mô xây dựng. Thế nhưng, vẫn còn những địa phương cấp xã, phường, thị trấn chưa đạt tiêu chí này. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng, hoàn thiện theo yêu cầu đặt ra để đáp ứng đánh giá theo tiêu chí. Đồng thời, cần duy trì trong hoạt đông hiệu quả ở các địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, cung cấp trang thiết bị để thiết chế này hoạt động hiệu quả.

Về nguồn nhân lực

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản. Hiện nay, đội ngũ các bộ văn hóa cấp phường, xã, thị trấn của đã được quan tâm trong các hình thức đào tạo khá linh hoạt: chính quy, vừa làm vừa học, liên thông dài hạn và tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ. Cần mở rộng và có chính sách thu hút, ưu đãi, nâng cao trình độ, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ tham gia trong hoạt động ở các thiết chế văn hóa cơ sở; đặc biệt với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến, căn cứ cách mạng trước đây.

Tăng cường công tác tuyên truyền di sản văn hóa

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền về văn hóa nói chung trong thời gian qua, cần chú ý hình thành sự đa dạng trong tuyên truyền về di sản văn hóa trên các phương tiện, loại hình; đặcbiệt đối với người dân ở địa bàn cơ sở. Nhiều di sản văn hóa cần đượ tuyên truyền sinh động qua các chương trình trên Đài Truyền hình, Phát thành cấp tỉnh, các đài phát thành cấp huyện và cơ sở. Đối với người dân địa phương, các cơ quan chức năng ngành văn hóa cần thực hiện các loại hình tuyên truyền thông qua biên soạn nội dung di sản văn hóa địa phương để giới thiệu một cách phổ quát (tờ gấp, sách ngăn, đĩa CD…). Trên cơ sở những dữ liệu được tuyên truyền, người dân có thể thuận lợi tiếp cận, lĩnh hội, nắm bắt những thông tin về di sản văn hóa địa phương một cách cụ thể. Chắc chắn, khi hiểu biết thêm về di sản văn hóa, người dân sẽ có lòng tự hào và trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn và phát huy chúng.

Phát huy di sản văn hóa gắn với chương trình giáo dục

Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phát huy di sản văn hóa; đặc biệt với loại hình di tích lịch sử trong giáo dục trong các phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tíchcực; chương trình đưa di sản văn hóa vào trong giáo dục học đường, học đường gắn với di sản văn hóa” đối với thể hệ trẻ, đặc biệt là thanh niên, học sinh. Để hoạt động này có hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa ngành Văn hóa, Giáo dục và các tổ chức đoàn thể của địa phương gắn với di sản văn hóa, di tích trên địa bàn.

Phát huy vai trò của người dân trong hoạt động văn hóa (loại hình lễ hội)

Chủ thể văn hóa cần phải được xác định là người dân địa phương và có mối liên hệ gắn bó, gắn kết với hoạt động lễ hội trong môi trường văn hóa.

Đối với các lễ hội tín ngưỡng như lễ Kỳ yên, đã trở thành tâm thức, định kỳ trong sinh hoạt cộng đồng cần phát huy vai trò chủ động của Ban Qúy tế, cộng đồng.

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do nhiều yếu tố tác động trong thời gian qua, cả vềkinh tế và sự thay đổi các thành tố văn hóa, cộng đồng dân cư không còn duy trì, không còn chủ động trong tổ chức sinh hoạt văn hóa tại các thiết chế đã được nhà nước đầu tư. Các thiết chế văn hóa vùng cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung, cần phải được sử dụng và “trở thành” của chính cộng đồng tại chỗ. Một số thiết chế văn hóa được xây dựng với lối kiến trúc xa lạ với thẩm mỹ truyền thống cộng đồng. Sự bài trí, những nội dung trưng bày chưa phù hợp. Nhiều thiết chế như một “tài sản lớn” chỉ để ngắm nhìn, cửa đóng then cài hay chỉ “rộn ràng” trong những ngày lễ, hội họp. Gắn với thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc cần duy trì những sinh hoạt văn hóa mà trong đó các loại hình nghệ thuật truyền thống cần được quan tâm. Không chỉ phục vụ cho khai thác du lịch mà còn tạo một sân chơi lành mạnh, được duy trì trong sinh hoạt cộng đồng hay giao lưu các cộng đồng khác. Mô hình hoạt động của thiết chế Nhà dài Chơro ở ấp Lý Lịch (huyện Vĩnh Cửu) là một “thành công bước đầu” trong việc xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở - đối với cộng đồng người Chơ-ro. Chính người Chơ-ro được tham gia góp ý liên quan đến kiến trúc, hoạt động của nhà dài cho cộng đồng, tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động văn hóa, phục vụ khách tham quan.

Đối với hoạt động các lễ hội văn hóa, sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, tổ chức là cần thiết nhưng không được hành chính hóa, sân khấu hóa, quan phương hóa lễ hội mà phải để người dân thực hiện theo tập quán của cộng đồng. Dầu còn nhiều điều chỉnh để thực sự phát huy vai trò của cộng đồng địa phương song kinh nghiệm tổ chức lễ hội dân gian của người Chơ-ro ở Long Khánh là bài học tốt cho các địa phương khác trong bảo tồn và phát huy loại hình di sản này. Người dân cảm nhận là chủ thể trong hoạt động của lễ hội - một môi trường tốt gắn kết cộng đồng và bảo tồn các loại hình văn hóa khác liên quan, không phải với tư cách diễn trình và xem lễ.

Vận động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa, thể thao ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt trong phát triển du lịch dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng di sản văn hóa cộng đồng trong phát triển du lịch. Gắn khai thác du lịch với di sản văn hóa, tạo sinh kế ổn định đối với chủ thể văn hóa - đại diện tham gia nhưng nguồn lợi được phân phối hài hòa. Bên cạnh đó, tuyên truyền nâng cao trách nhiệm ý thức cùng đóng góp tự nguyện trong bảo tồn di sản văn hóa đối với mọi thành phần dân cư địa phương. Việc xã hội hóa nguồn vốn ở cộng đồng trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích (cá nhân, dòng họ, các thành phần kinh tế...) trong thời gian qua là bài học kinh nghiệm quý báu.

Đồng Nai với quyết tâm cao và phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Chủ trương của Đồng Nai không dừng lại ở các tiêu chí đạt được mà phải tiếp tục nâng chất lượng các xã, các huyện Nông thôn mới, thúc đẩy phong trào đạt ở trình độ, chất lượng cao hơn, nhằm thực hiện mục tiêu "Bốn tốt hơn". Đó đó là: Đời sống, thu nhập của người nông dân ngày càng cao hơn; Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại hơn; Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy tốt hơn các giá trị truyền thống ở nông thôn, an ninh, an toàn, an sinh xã hội ở nông thôn ngày càng tốt hơn; Bảo đảm môi trường sinh thái phát triển đa dạng và bền vững hơn. Với mục tiêu này, Đồng Nai quan tâm đến sự phát triển toàn diện, bền vững trong xây dựng Nông thôn mới; đặc biệt, nội dung về văn hóa: Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy tốt hơn các giá trị truyền thống(1).

S.P

------------------

(1): Lược trích từ nguồn: “Đồng Nai nỗ lực xây dựng Nông thôn mới” đăng trên http://dangcongsan.vn/cpv ngày 12/8/2015)

 

Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​