Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chào mừng Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai lần thứ VII (nhiệm kỳ 2025 - 20230
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
MỘT THOÁNG GIANG NAM: TỪ THƯỢNG HẢI ĐẾN Ô TRẤN, HÀNG CHÂU

Trong chuyến đến Trung Quốc gần đây nhất, trên cung đường di chuyển từ Thượng Hải đến Bắc Kinh, tôi may mắn được dừng chân trải nghiệm ở một số địa danh nổi tiếng của vùng đất Giang Nam.
Người Trung Quốc có câu: “Trên trời có thiên đàng, hạ giới có Tô Hàng" để nói về vẻ đẹp của Tô Châu, Hàng Châu. Hai thành phố vùng Giang Nam này thực sự là chốn tiên cảnh nơi trần thế.
Giang Nam là tên gọi trong văn hóa Trung Quốc chỉ vùng đất nằm về phía Nam của hạ lưu Trường Giang (Dương Tử), con sông dài nhất châu Á.
Vùng đất Giang Nam thường được xác định bao gồm thành phố Thư?ng H?i, t?nh?Giang T?, t?nh?An Huy, t?nh?Giang T?y?v? t?nh?Chi?t Giang. C?c th?nh ph? quan tr?ng nh?t c?a Giang Nam l? Th??ng H?i,?Nam Kinh,?Ninh Ba,?H?ng Ch?u,?T? Ch?u,?V? T?ch,?Th??ng Ch?u?v??Thi?u H?ng.
ợng Hải, tỉnh Giang Tô, tỉnh An Huy, tỉnh Giang Tây và tỉnh Chiết Giang. Các thành phố quan trọng nhất của Giang Nam là Thượng Hải, Nam Kinh, Ninh Ba, Hàng Châu, Tô Châu, Vô Tích, Thường Châu và Thiệu Hưng.
Trung Quốc - đất nước xinh đẹp với nền văn hóa lâu đời, là điểm đến du lịch hấp dẫn ở Châu Á. Với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khối lượng di sản đồ sộ và nét văn hóa đặc sắc phương Đông, thực sự xứng đáng là một nơi chúng ta nên đặt chân tới, đặc biệt là vùng đất Giang Nam.
Trong chuyến đi này chúng tôi được bố trí thời gian cùng hành trình trải nghiệm qua các địa danh Thượng Hải - Hàng Châu - Ô Trấn, đó là điều mà từ lâu tôi hằng mong đợi. Chỉ tiếc là do thời gian hạn chế nên khi ghé qua vùng đất Giang Nam, chúng tôi không tiện đường đến Tô Châu - thành phố nhỏ xinh, cổ kính này, có những lâm viên xanh ngắt xinh đẹp, với kiến trúc cổ kính như Hàn Sơn Tự, Sư Tử Lâm, Chuyết Chính Viên… Tô Châu được nhiều người giới thiệu là "Venice phương Đông", với những con đường rải sỏi, hệ thống kênh rạch chằng chịt và những chiếc thuyền nhỏ chạy dọc bờ kênh…
Từ trung tâm thành phố Thượng Hải sau hơn 2 giờ 30 phút xe chạy, chúng tôi dừng chân tại Ô Trấn. Ô Trấn được ví như thành cổ sông nước đẹp nhất ở Trung Quốc, nơi sở hữu vẻ đẹp non nước hữu tình tựa tranh thủy mặc. Ô Trấn nằm trong thành phố Hàng Châu.
Hàng Châu là thành phố nằm trong Đồng bằng Châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc, là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Hàng Châu cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam, dân số vào năm 2004 của toàn bộ vùng Hàng Châu là khoảng 6,5 triệu người. Hàng Châu được biết đến như là một trong những thành phố nổi tiếng và thịnh vượng nhất ở Trung Quốc. Nơi đây thu hút du khách trong và ngoài nước ngày càng nhiều bởi chính cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng lụa tơ tằm, trà xanh nổi tiếng, và là một trong bảy thủ phủ cổ xưa của Trung Quốc.
Tỉnh Chiết Giang vào loại nhỏ nhất của Trung Quốc, diện tích chỉ bằng 1/3 diện tích của nước Việt Nam, dân số khoảng 65 triệu người, nhưng thủ phủ của Chiết Giang là thành phố Hàng Châu được xếp vào đô thị loại I và là một trong 10 thành phố có tiềm năng kinh tế tốt nhất Trung Quốc.
Hàng Châu xinh đẹp có rất nhiều truyền thuyết và những giai thoại bất hủ gắn liền với Tây Hồ, với Đoạn Kiều và Trường Kiều. Những chuyện tình như Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, truyền thuyết về Thanh Xà, Bạch Xà được xem như những chuyện tình kinh điển trong văn hoá Trung Hoa, làm cho Tây Hồ trở nên huyền thoại. Vì thế, mỗi lần du khách đến trải nghiệm, được nghe kể đều có thêm đức tin vào tâm linh và hiểu thêm về lịch sử của vùng đất này.
Cảnh đẹp Tây Hồ - Hàng Châu được mệnh danh là hiện thân vẻ đẹp của Tây Thi - một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc. Đây là một trong những hồ nước tự nhiên sở hữu vẻ đẹp như tiên cảnh, trở thành bộ mặt của phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Tây Hồ cũng gắn nhiều với văn hóa, xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm thơ ca cổ, là điển cố, điển tích trong thơ Đường của Bạch Cư Dị, của Lạc Tân Vương, hay nhà thơ Tống Tô Đông Pha...
Trải qua ngàn năm, Hàng Châu đã là thành phố buôn bán sầm uất, tiêu biểu về sự thịnh vượng. Hàng Châu có lụa dệt bằng tơ tằm và trà ngon nổi tiếng. Nơi đây là điểm nối liền con đường tơ lụa Trung Hoa ra thế giới. Vào cuối thế kỷ thứ XII đến đầu thế kỷ thứ XIV, dân số Hàng Châu đã có gần 2 triệu người, vì thế nhiều người cho rằng thành phố này đông dân nhất thời bấy giờ.
Ngày nay người dân Trung Quốc vẫn có câu so sánh như thế này: Sinh ra ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu. Điều đó chứng tỏ rằng chất lượng sống của người dân Hàng Châu là tốt nhất trên một đất nước có hơn 1,4 tỷ dân này.

***

Đến Hàng Châu, điểm đầu tiên chúng tôi đến tham quan là một trấn cổ có 1.300 năm tuổi. Nơi đây có những dòng kênh xanh uốn lượn và cây cầu đá cong cong được chạm khắc tinh xảo bắc ngang đôi bờ.
Ô Trấn là một cổ trấn khá lớn, một danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, với lịch sử và văn hóa hàng nghìn năm, phong cảnh tự nhiên, non nước hữu tình, có hương vị độc đáo trong ẩm thực, lễ hội dân gian đầy màu sắc, di sản lâu đời và lối sống vượt thời gian. Vì thế Ô Trấn trở thành di sản của nền văn minh phương Đông và là điểm đến của hàng triệu tín đồ du lịch trên toàn thế giới. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh lịch sử hấp dẫn mà ít nơi trên thế giới có được.
 Khu Tây Sách là nơi tọa lạc của một bảo tàng nổi tiếng, địa điểm du lịch xếp loại bậc nhất khu vực. Nơi đây còn trưng bày hơn 500 đôi giày, đại diện cho sự phát triển của giày Trung Quốc. Vào thăm bảo tàng, bạn sẽ được hiểu thêm vào thời Trung Quốc cổ đại, bàn chân của người phụ nữ được xem như là “hoa sen vàng". Để làm cho đôi chân thon gọn và xinh đẹp hơn, các cô gái từ lúc sinh ra đã phải tuân theo tục lệ bó chân. Do đó, bàn chân của họ bị biến dạng, thậm chí gây khó khăn trong việc đi lại. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều mô hình và hình ảnh khắc họa rõ nét tục lệ này.
Giống như nhiều thị trấn sông nước khác ở phía Nam sông Dương Tử, Ô Trấn được hình thành từ các con sông. Chúng chảy qua thị trấn này và mang đến nhiều cảnh đẹp dọc hai bên bờ sông. Đến đây, ta có thể khám phá các gian hàng dọc bờ sông, nơi có cuộc sống sinh hoạt sôi động của người dân bản địa. Tiếng chào mời mua hàng xen lẫn mùi thơm của các món ăn chế biến từ cá tôm, rau quả, tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp trù phú.
Những ngôi nhà hai bên bờ sông ở khu vực này đều mang phong cách cổ Trung Hoa, cụ thể là của triều đại nhà Thanh (1644-1911): cấu trúc gỗ, gạch đen trên mái nhà, tường trắng và mái hiên cao.

***

Trước khi vào thăm cổ trấn, hướng dẫn viên người Trung Quốc đã khẳng định với chúng tôi rằng: Ô Trấn là cổ trấn duy nhất trong số 5 cổ trấn còn lại trên đất nước Trung Hoa vẫn được giữ nguyên vẹn, chưa có bàn tay con người phục chế lại.
Sau khi theo đoàn vào bên trong cổ trấn, vợ chồng tôi và vợ chồng nhạc sĩ Cao Hồng Sơn thong thả qua một chiếc cầu đá bước sang phía Tây Sách. Việc đầu tiên là tranh thủ chụp hình kỷ niệm về một khu phố cổ có một không hai này. Càng đi, càng trải nghiệm mới cảm nhận được vẻ đẹp của Ô Trấn. Cứ khoảng 50 mét lại có một chiếc cầu đá kiểu Trung Hoa xưa bắc ngang qua dòng sông nối hai bờ cổ trấn. Tuy đều có dáng dấp cổ xưa, nhưng không chiếc cầu nào giống chiếc cầu nào, không có ngôi nhà nào giống nhà nào, mỗi chiếc cầu mỗi vẻ, mỗi ngôi nhà một kiểu dáng nhưng mười phân vẹn mười.
Đứng trên cầu nhìn xuống dòng sông xanh trong biêng biếc, ngắm những con thuyền cổ chở khách dọc ngang dưới sông, tự nhiên chúng tôi thèm muốn được ngồi thuyền để quay về điểm hẹn tập trung, nhưng điểm bán vé lên thuyền còn xa quá nên đành tiếp tục lội bộ bên bờ Đông Sách, ngược về điểm xuất phát.
Đông Sách là một trong hai khu vực du lịch nổi tiếng ở Ô Trấn, có diện tích 900.000 mét vuông, bao gồm nhiều danh lam thắng cảnh và địa điểm du lịch hấp dẫn. Điểm độc đáo của khu vực này là có một bảo tàng giường cổ. Đây được xem là bảo tàng đầu tiên của Trung Quốc dành riêng cho việc sưu tập và trưng bày những chiếc giường cổ. Mỗi chiếc giường là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, chứa đựng một câu chuyện riêng, từ những cặp vợ chồng mới cưới cầu nguyện cho một cuộc sống tốt đẹp và khỏe mạnh đến cặp vợ chồng già cùng sống chung trên một chiếc giường suốt đời. Đi sâu vào bên trong, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc giường mang phong cách của từng khu vực từ thời nhà Minh. Được trưng bày trong phòng đầu tiên là chiếc giường được thiết kế giống như một chiếc bút viết. Ở phòng triển lãm thứ 2, bạn sẽ nhìn thấy chiếc giường thủ công tinh xảo, một tác phẩm tuyệt đẹp có từ thời nhà Thanh (1644-1911) …
Tại khu vực tham quan nơi Ô Trấn có một xưởng vải nhuộm thủ công lớn, thân thiện với môi trường, diện tích lên tới 2500 m2. Nếu là một người đam mê chụp ảnh, đến đây bạn sẽ có những bức ảnh để đời. Vào những ngày thời tiết đẹp, nơi đây tràn ngập những tấm vải đủ màu sắc bay trong gió tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Trước khi rời Ô Trấn, nhiều du khách thường nhắc nhau hãy kiểm tra lại hành lý của mình, bởi lẽ nếu để quên thì khó có dịp tìm lại. Nhưng riêng tôi lại nghĩ khác: nếu bạn đánh mất vật chất, khi có tiền bạn có thể mua lại cái mới, nhưng khi mất đi cảm hứng, bạn sẽ rất khó có cơ hội để tìm lại.
Vì vậy, để khám phá trọn vẹn thị trấn nước cổ này bạn nên thưởng thức một vài món ăn địa phương, mua một món quà lưu niệm nhỏ, mặc một chiếc váy làm từ vải truyền thống và đi bộ trên những con đường cổ dọc thị trấn. Bên cạnh đó, đi thuyền dọc theo các con đường thủy là một cách để thưởng thức cảnh đẹp của Ô Trấn, nó sẽ cho bạn những cảm giác tuyệt vời nhất. Đó sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ cho bạn trong chuyến du lịch đến đất nước Trung Hoa.

 
Nguồn: Văn nghệ Đồng Nai số 77 (Tháng 7 năm 2024)


HOÀNG ĐÌNH NGUYỄN
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​