Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chào mừng Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai lần thứ VII (nhiệm kỳ 2025 - 20230
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
TRÁI TIM NGƯỜI LÍNH

Trái tim người lính - Hà Huy Chương.jpg

Minh họa: Hà Huy Chương

 

NHÂN VẬT:

Lễ: Tân binh: 20 tuổi, chiến sĩ
Anh Minh: 40 tuổi, sĩ quan
Phương: 20 tuổi, chiến sĩ
Thanh: 20 tuổi, chiến sĩ

/Shared%20Documents/Tr%C3%A1i%20tim%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20l%C3%ADnh%20-%20H%C3%A0%20Huy%20Ch%C6%B0%C6%A1ng.jpgQuang: 20 tuổi, chiến sĩ

 

Trang trí sân khấu: Hình ảnh biển đảo, tiếng sóng vỗ bờ, chim Hải âu kêu… Đèn Polo chiếu vào Lễ đang đi lang thang trên bờ biển.
Anh ngồi vào tảng đá nhìn ra biển. Tay quệt giọt nước mắt đang lăn trên má.
Anh Minh: (Vào) Lễ! Em đang làm gì đó?
Lễ: (Lúng túng) Dạ…dạ! Em chào anh Minh
Anh Minh: Em sao vậy? Em ổn không hả Lễ?
Lễ: Dạ em không sao anh Minh ạ!
Anh Minh: Có gì thì nói với anh nhé!
Mấy ngày nay, anh thấy em hay buồn, tham gia các hoạt động của đơn vị chưa được tốt.
Lễ: Dạ… em!
Minh: Nhớ nhà rồi phải không?
Lễ:
Minh: Hay trận bão đêm trước làm em sợ?
Lễ: …(gật đầu)!
Minh: Trận bão đó chưa là gì đâu em!
Lễ: Vậy còn nhiều trận khủng khiếp hơn nữa hả anh?
Minh: Ừm, ở đây là vậy, gió bão liên tục!
Lễ: Từ khi em trải qua trận bão đó, em cảm thấy sợ, rất sợ anh à. Tiếng gió gào thét như muốn xé rách bầu trời, tiếng sóng như muốn nuốt chửng mọi thứ. Em nhớ mẹ, nhớ gia đình và em muốn về nhà. Anh có thể giúp em về nhà được không? Hay em xin chuyển qua đơn vị khác. Miễn đừng ở đảo là được. Em xin anh hãy giúp em.
Minh:  Em hãy bình tĩnh lại, nghe anh nói. Em phải dũng cảm lên vì em là người lính, nhiệm vụ của mình là phải bảo vệ đảo, bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân.
Lễ: Thật ra, em đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Nhưng khi ra đây, em thấy khác xa những gì em nghĩ thiếu thốn đủ điều. Và điều em sợ mình sẽ không thể về đất liền nữa. Em không còn được gặp mẹ.
Minh: Lễ à! Em phải cố lên. Anh cũng từng trải qua cái cảm giác ấy. Nên anh rất hiểu em.
Lễ: Anh có thể giúp em được không?
Minh: Em giờ đã là người lính biển thì em phải hiểu nhiệm vụ của mình. Đây là môi trường quân đội, mình không thể theo ý của mình được. Em có hiểu tờ đơn tình nguyện mà em đã từng viết không?
Lễ: Em…
Minh: Anh đã ở đảo này hơn 20 năm. Ngày mới ra đảo, anh cũng như em. Cũng nhớ gia đình, nhớ bạn bè. Rồi cảm giác cô đơn, thiếu thốn, sợ đủ thứ. Mình dũng cảm lên em nhé!
Lễ: Anh ở đảo lâu rồi sao không về đất liền?
Minh: Giờ anh đã quen với cuộc sống ở đảo. Anh cảm thấy hạnh phúc khi ở đây, nên anh không về đất liền nữa. Thỉnh thoảng được nghỉ phép, anh mới về với gia đình thôi.
À, mà từ ngày em ra đảo, anh chưa biết về gia đình của em. Kể cho anh nghe với!
Lễ: Dạ! Em là con một trong gia đình. Bố em mất sớm, mẹ em làm nghề buôn bán ạ!
Minh: Ơ hay…! Nếu em là con một trong gia đình, thì em có thể tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự được mà.
Lễ: Em thuộc diện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Nhưng vì em thích đi bộ đội quá, nên mẹ em cũng chiều em luôn ạ.
Minh: Rồi ngày em đi, mẹ em có tâm trạng như thế nào?
Lễ: Mẹ em buồn lắm, mẹ khóc quá trời. Em thì bảo, mẹ đừng khóc, con đi hai năm rồi con về. Em thương mẹ lắm!
Minh: Người mẹ nào mà chẳng thương con. Ai cũng sợ con mình khổ, nhưng có khổ cực thì mới hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và phải luôn cố gắng, vươn lên em à.
Lễ: Quê anh Minh ở tỉnh nào ạ?
Minh: Anh là người dân ở Khánh Hòa. Còn em ở đâu?
Lễ: Em ở Long Khánh, Đồng Nai.
Minh: Anh nghe nói Long Khánh có nhiều trái cây ngon lắm phải không?
Lễ: Dạ! Có sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, ổi…
Minh: Hấp dẫn quá ha!
Lễ: Cứ tầm tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, khắp Long Khánh, những vườn sầu riêng sai quả, những vườn chôm chôm trĩu cành. Đâu đâu cũng là trái, là quả, ngon lắm anh. Khi nào có dịp, em mời anh về quê em nhé!
Minh: Nhất trí với em!
Lễ: Còn gia đình anh thì sao?
Minh: Anh có vợ và hai cô con gái nhỏ.
Lễ: Vậy chị đang ở đâu?
Minh: Chị ở trong đất liền, chị làm giáo viên.
Lễ: Vậy xa anh, chị buồn lắm ha?
Minh: Buồn chứ em. Việc lớn nhỏ gì cũng đến tay chị. Nhiều khi anh cảm thấy bất lực vì anh là chồng, là cha mà không lo được cho vợ con. Thỉnh thoảng anh về phép, về được mấy ngày là anh lại đi làm. Khi anh đi, vợ anh chỉ đứng một góc im lặng, còn mấy đứa nhỏ thì cứ chạy theo níu chân anh. Giờ đây trái tim anh chỉ dành trọn cho đất nước.
Lễ: Em thật cảm phục anh! Còn cha mẹ anh như thế nào?
Minh: Hiện mẹ anh đang sống với chị gái.
Lễ: Thế còn ba anh?
Minh: Ba anh đã mất lâu rồi. Thế em có biết bãi đá Cô Lin và trận Gạc Ma 1988.
Lễ: Em đã từng nghe ạ. Nhưng em không được rõ lắm, anh có thể kể cho em biết được không ạ?
Minh: Đá Gạc Ma là một rạn san hô nằm cách đá Côn Lin hơn 3km. Ngày 11/3/1988, tàu HQ-604 bắt đầu rời cảng Cam Ranh ra đá Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ 88.
Đó là một mất mát của dân tộc ta, 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, 9 chiến sĩ khác bị bắt. Và trong 64 chiến sĩ đó có ba của anh đã hy sinh trong trận chiến ấy.
Lễ: Trận chiến đó thật ác liệt! Quá đau xót!
Minh: Cú sốc năm đó khiến gia đình anh và rất nhiều gia đình gần như gục ngã. Đây là lý do anh muốn ở lại trên đảo, để được gần ba, thay ba và những người đã ngã xuống nơi đây bảo vệ chủ quyền đất nước và hương hoả cho những hương linh của các anh hùng liệt sĩ.
Lễ: Em quá khâm phục anh!
Minh: Anh có gì đâu mà khâm phục hả em?
Thật ra trên đất nước mình, để có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay đã có biết bao anh hùng đã ngã xuống, hy sinh xương máu để bảo vệ nền độc lập. Anh chỉ là hạt cát trên sa mạc thôi em à.
Lễ: Em phải học tập ở anh nhiều lắm anh Minh ạ!
Minh: Có gì mà học hả em. Anh là một người bình thường.
Em thấy không? Người dân trên đảo rất yêu thương anh em mình. Họ coi mình như con cháu trong nhà thì hà cớ gì mà mình sống khép kín, buồn bã làm gì. Hãy mở lòng ra, tìm niềm vui trong công việc, hòa nhập với cuộc sống ở đây. Anh tin em là một người có bản lĩnh chính trị vững vàng. Em sẽ học tập và rèn luyện thật xuất sắc. Anh tin tưởng ở em.
Lễ: Em cám ơn anh. Giờ em đã hiểu trách nhiệm của mình. Em sẽ cùng anh, bà con nhân dân bám đảo, giữ đất để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc thiêng liêng.
Thanh: Anh Minh, Lễ ơi…! Hai người đâu rồi?
Minh: (Với Lễ) Nghe như tiếng đồng chí Phương
Lễ: Ơi…! Lễ đây…! Phương! Đồng chí tìm mình hả?
Phương: Có thông tin mới đây. (Nói như hát) Tuần sau sẽ có đoàn công tác của Tỉnh ra thăm đảo.
Minh: (Với Phương) Chính xác không? Thông tin sai là tớ kỷ luật đó Phương.
Thanh: Anh Minh ạ! Em mới nhận thông tin từ Đài chỉ huy. Em mừng quá chạy ra báo cho các anh em biết ạ.
Minh: Hay quá!
Phương: Và có một điều rất đặc biệt: Là chiến sĩ Lễ sẽ có món quà cũng rất chi là… đặc biệt.
Lễ: Thôi. Quà của đất liền sẽ là quà của tất cả anh em mình.
Thanh: Không, đây chỉ là món quà của riêng Lễ thôi.
Lễ: Hứ...! Em không nhận đâu.
Minh: Thế có biết món quà gì chưa mà không nhận. Nói ra đừng hối hận nhé?
Thanh: Vì bạn là học viên xuất sắc trong đợt này, nên chỉ huy đã ưu tiên bạn. Mẹ bạn sẽ ra đảo thăm bạn vào tuần sau.
Lễ: Có việc đó thật sao?
Phương: Chẳng lẽ chúng tôi đùa với cậu à?
Minh: Em xứng đáng được phần quà đó. Cố lên chiến sĩ trẻ!
Lễ: Em xin cám ơn tất cả tình cảm của anh em giành cho em. Em hứa sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Minh: Tốt lắm chiến sĩ!
(Quang cầm cây đàn ghi - ta đi vào)
Minh: Kìa! Đồng chí Quang khóc nhè…!
Quang: (Ngượng ngùng) Em chỉ khóc nhè lúc mới ra đảo nhận nhiệm vụ thôi. Giờ em mặc dù cũng nhớ nhà, nhưng không còn khóc nhè nữa. Anh Minh, anh xoá cho em biệt danh khóc nhè đi nhé. Em chỉ là Quang.
Lễ: Muốn cắt đuôi chữ khóc nhè, thì Quang phải hát một bài thật hùng tráng, trữ tình; anh Minh nhỉ!
Minh: Đúng đấy!
Quang: Anh em có muốn làm vài bài hát cùng em không nào?
Cả nhóm: Có chứ!
Quang: Giờ em sẽ hát bài “Gần lắm Trường Sa" được không?
Cả nhóm: Hay quá. Hoan hô!
(Nhạc lên, Quang vừa đàn vừa hát)

Đèn tắt - màn hạ

(Nguồn: VNĐN số 79 – tháng 9, năm 2024)


DẠ THẢO
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​