Thứ tư, ngày 22/1/2025
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chào mừng Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai lần thứ VII (nhiệm kỳ 2025 - 20230
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
ĐIỂM BÁO TẠP CHÍ VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI SỐ 80

Bia 80.jpg 

Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai số 80, ra ngày 17/10/2024 có các nội dung chính sau đây:

Mục Tin tức – Sự kiện là bài viết “Đồng Nai và những đột phá chiến lược" của tác giả Hạ Nguyên, viết về sự kiện tỉnh Đồng Nai vừa công bố đề án quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư được tổ chức long trọng tại The Mira Central Park Hotel ngày 24/9/2024 với khoảng 600 đại biểu là Lãnh đạo các bộ ngành từ trung ương đến các địa phương trong và ngoài tỉnh. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị và có những phát biểu chỉ đạo quan trọng đối với tỉnh Đồng Nai.

Mục Sáng tác – Giới thiệu – Trao đổi đăng tải nhiều tác phẩm của hội viên và cộng tác viên trong và ngoài tỉnh.

Lĩnh vực truyện ngắn: Nhà văn Khôi Vũ đem đến cho bạn đọc một không khí hừng hực của những buổi đầu chúa Nguyễn đem quân chinh phạt vùng sông nước phương Nam trù phú này. Những câu chuyện về tình yêu, tình cảm gia đình được tác giả khai thác một cách tinh tế, khiến cho câu chuyện càng thêm hấp dẫn người đọc.

Tác giả Ngọc Khánh lại đem đến cho các bạn nhỏ câu chuyện thú vị của một nhân vật tên Huy được bố mẹ cho về chơi quê nội vào dịp nghỉ hè. Những trò chơi tinh nghịch của trẻ em miền quê khiến cho cu cậu luôn háo hức khám phá. Điều mà Huy mê nhất ở quê là được bơi lội một cách thoải mái. Đó đúng là một mùa hè thật tuyệt của cu cậu và các anh chị, các bạn ở quê.

Truyện ngắn “Hùng Phá" của Nguyễn Trí lại kể về một nhân vật có tên là Hùng, vì phá quá nên chết danh là Hùng Phá. Hùng là một tay giang hồ ăn chơi khét tiếng, không có trò gì là hắn không kinh qua. Những góc khuất trong thế giới xô bồ và đầy rẫy cám dỗ dần dần hiện ra trong từng câu chuyện của nhân vật chính. Đó là thế giới của những người dưới đáy xã hội. Tuy nhiên, sau bao sóng gió can trường, những con người như Hùng Phá, Năm Lựu Đạn vẫn mơ ước một cuộc sống tử tế cho bản thân và cho những người xung quanh.

Truyện ngắn “Phúc cha" kể về cô gái tên Chinh mới 18 tuổi đã bị cha gán nợ cho những tên giang hồ. Tưởng rằng nỗi ô nhục sẽ theo cô đi suốt cuộc đời, hoặc cô sẽ phải làm đĩ kiếm sống, thì không, Chinh đã tự đứng dậy ngay trên cầu, nơi cô lúc nãy vừa định kết liễu đời mình. Chính nghị lực phi thường đó đã giúp cô sống một cuộc đời lương thiện với nghề bán phở ngày một đi lên.

Phần Bút ký, số này giới thiệu bút ký “Nhớ ông tổ đặc công" của tác giả Nguyễn Quốc Hoàn, viết về Đại tá Hai Cà (Trần Văn Kìa – Anh hùng LLVTND, ngụ tại khu phố 6, phường Trung Dũng, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai) và những chiến công chói lọi của ông.

Bút ký “Điểm nhấn của bản đồ hàng không Việt Nam" của tác giả Thái Hà viết về chuyến thâm nhập thực tế của đoàn Văn nghệ sĩ Đồng Nai tại Sân bay quốc tế Long Thành. Bút ký giới thiệu cho người đọc khái quát về sân bay Long Thành, tiến độ cũng như chi tiết về các hạng mục xây dựng và vận hành trong sân bay. Điều này giúp cho những người chưa có điều kiện vào thực tế sáng tác cũng hình dung được phần nào những công việc và những hạng mục đã và đang được tiến hành ở công trình trọng điểm quốc gia này.

Chùm tác phẩm viết về mẹ, chùm thơ của tác giả nữ là những tác phẩm chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 sắp tới. Các tác giả Nguyễn Văn Nhật Thành, Thứ 7, Quý Công, Trần Thị Bảo Thư, Nguyễn Thị Hiền cho chúng ta những cảm xúc ấm áp khi nói về những người mẹ. Còn các tác giả Hoàng Thị Minh Hòa, Minh Hạ, Hạnh Vân, Nguyễn Thị Phấn, Huyền Quy lại có những góc nhìn bao dung, nhân hậu của những cây bút nữ trước cuộc sống và trước thế sự đang diễn ra.

Tác giả Nguyễn Sơn Hùng và Nguyễn Đình San cho bạn đọc có được những trải nghiệm tại những đất nước đáng sống như Bhutan và Nhật Bản. Khiến cho ai chưa một lần được đặt chân đến nơi đây đều mong muốn được trải nghiệm khám phá dù chỉ một lần.

Nếu tác giả Mai Hoàng đem lại cho người đọc cảm giác xốn xang trong tản văn “Gió tháng Mười", thì tác giả Hồng Ngọc lại khiến độc giả xúc động với tình cảm của người em dành cho chị gái – người đã cưu mang và nuôi nấng mình từ những ngày còn tấm bé. Tác giả cũng nhấn mạnh đến lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình trong quá khứ.

Phần thơ, ngoài những bài thơ viết về chủ đề nói trên, Văn nghệ Đồng Nai số 80 giới thiệu thơ của các tác giả: Nguyễn Hoài Nhơn, Dương Đức Khánh, Lê Thanh Xuân, Trần Thị Hiếu, Trần Vũ Long, Đặng Chương Ngạn, Đỗ Toàn Diện, Đỗ Minh Dương.

Phần mỹ thuật, nhiếp ảnh giới thiệu tác phẩm của các tác giả: Nguyễn Thị Thúy, Trần Đình Thắng, Hoàng Ngọc Hiến, Đoàn Ngọc Ân.

Mục Văn hóa dân gian: giới thiệu bài viết “Lễ hội Sa Yang Va – di sản văn hóa phi vật thể của người Chơ-ro" của tác giả Nguyễn Anh Đức.

Mục Văn nghệ trẻ giới thiệu truyện ngắn “Tự truyện của Dừa Điếc" của cây bút trẻ Nguyễn Chí Ngoan.

Mục Trang cơ sở là bài viết “Lão nông Phạm Văn Ray: Cho đi là hạnh phúc" của tác giả Thanh Hải.

Mục Chuyện đời, chuyện nghề là câu chuyện “Kháng chiến chống Pháp qua hồi ức của các nhà văn kháng chiến Nam bộ" của tác giả Phạm Phú Phong.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

HẠ NGUYÊN
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​


EMC Đã kết nối EMC