Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chào mừng Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai lần thứ VII (nhiệm kỳ 2025 - 20230
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ SÁNG TÁC VĂN HỌC

Sáng ngày 17 tháng 10 năm 2024, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Đồng Nai đã tổ chức Tập huấn Nghiệp vụ sáng tác văn học. Nhà văn Trần Đức Tiến – nguyên Chủ tịch Hội VHNT Bà Rịa – Vũng Tàu và nhà thơ Cao Xuân Sơn – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng chi nhánh phía Nam đã trao đổi kinh nghiệm và nghiệp vụ sáng tác với hơn 50 hội viên và cộng tác viên của Hội VHNT Đồng Nai.

Với nhà văn Trần Đức Tiến, muốn viết được truyện ngắn, điều trước hết là phải ngồi xuống để viết ra câu chuyện của mình. Câu chuyện đó đôi khi được cảm nhận bằng giác quan cụ thể (câu chuyện có thật), có những câu chuyện lại không cảm nhận được bằng giác quan cụ thể (truyện thần thoại). Thế nhưng, đằng sau những cái không thật đó, người đọc cảm nhận được cái thật và đưa ra những nhận định của mình. Theo nhà văn, khi sáng tác truyện ngắn cần có giọng điệu, để không bị nhầm lẫn với người khác. Một điều cần có nữa của truyện ngắn, theo nhà văn Trần Đức Tiến là các chi tiết. Truyện ngắn sống được là nhờ các chi tiết. Câu chuyện hay dở thế nào là nhờ các chi tiết mà người viết mang lại.

Còn với nhà thơ Cao Xuân Sơn, để một vài chữ “bám" vào đầu độc giả kéo dài hàng thế kỷ là một điều rất may mắn của người viết. Vì thế khi viết một bài thơ cần phải có tứ thơ. Theo nhà thơ, cách lập tứ là cực kỳ quan trọng, nó sẽ biến từ một bài thơ bình thường thành một bài thơ đứng được, một bài thơ hay. Tứ thơ hay cần có sự mới lạ, đột phá và mở.

Cả nhà văn Trần Đức Tiến và nhà thơ Cao Xuân Sơn đều nhất trí cho rằng, mỗi tác phẩm văn học cần xây dựng được cái tứ (cốt truyện), tác giả phải có được góc nhìn mới, lạ và độc đáo. Bên cạnh đó người viết phải có thái độ làm việc thật nghiêm túc để cho ra đời một tác phẩm của mình. Phải đọc đi đọc lại, gọt giũa thật mạnh tay để tác phẩm chỉn chu nhất.

Hội viên tham dự buổi tập huấn còn được nghe hai nhà văn, nhà thơ chia sẻ kinh nghiệm sáng tác trên chặng đường gần 50 năm của mình. Đó là một nghề lao động trí óc nghiêm túc và trách nhiệm.

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG:

Nhà văn Hoàng Ngọc Điệp - Phó CHủ tịch Hội phát biểu tại buổi tập huấn - Ảnh Huyền QUy.jpg

Nhà văn Hoàng Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch Hội phát biểu tại buổi tập huấn - Ảnh Huyền Quy

Nhà văn Trần Đức Tiến trao đổi nghiệp vụ - Ảnh Huyền QUy.jpg

Nhà văn Trần Đức Tiến trao đổi nghiệp vụ - Ảnh Huyền Quy

Nhà thơ Cao Xuân Sơn trao đổi với các tác giả - Ảnh Huyền Quy.jpg

Nhà thơ Cao Xuân Sơn trao đổi với các tác giả - Ảnh Huyền Quy

Toàn cảnh buổi tập huấn - Ảnh Huyền QUy.jpg

Toàn cảnh buổi tập huấn - Ảnh Huyền Quy

Các tác giả Đồng Nai chụp ảnh cùng hai nhà văn - nhà thơ - Ảnh Nguyễn Cẩm.jpg

Các tác giả Đồng Nai chụp ảnh cùng hai nhà văn - nhà thơ - Ảnh Nguyễn Cẩm



HẠ NGUYÊN
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​