Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954 - 2024)
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
HẺM PHỐ NHỮNG NGÀY GIÃN CÁCH



Ghi chép của Phan Đình Dũng



Như bao con hẻm khác, hẻm phố nối từ đường Nguyễn Ái Quốc đến chợ Tân Phong vẫn bình thường trong nhịp sống của nội ô Biên Hòa cho đến khi thực hiện giãn cách. Hẻm đông dân cư với đa dạng người lao động. Nhịp sống thay đổi đến lạ so với trước từ nhiều góc độ trong cuộc sống thường nhật. Lần đầu, vào chiều tối của đợt giãn cách trước, hẻm nhiều người vội vã đi lại để mua đồ dự trữ. Thông tin còn thiếu và chưa đến kịp với mọi người, tránh bất ngờ và đột ngột, cái chợ chiều đầu hẻm thường vắng hơn sáng bỗng đông đến lạ thường. Và rồi, giờ G điểm cho ngày thực hiện giãn cách bắt đầu…

*Lo lắng từ nguy cơ dịch bệnh

Những lo lắng ban đầu cũng dần vơi trong ánh mắt nhìn với nhau, câu nói chuyện của những người trong hẻm chia sẻ, động viên với nhau… rồi đợi ngày bình thường trở lại, vì dịch bệnh còn ở đâu đó, ở các phường, các nhà máy ở xa hẻm mình, nhịp sống nhộn nhịp đã giảm nhưng chợ vẫn còn… Thời buổi giãn cách, chưa phong tỏa ở gần chợ cũng lo nhưng thuận lợi vì dầu sao cũng có hàng hóa, thực phẩm. Khi chợ đầu hẻm bị đóng, bị giăng dây các phía, mọi buôn bán coi như bị cấm… Nhiều người cũng vội vàng, tranh thủ mua thêm dự trữ. 


Vẫn động mùa Giản Cách. Lê Hữu Thiết.jpg
Vận động mùa giãn cách (Ảnh nghệ thuật Lê Hữu Thiế​t)


Cả hẻm đã hai lần "hú hồn". Một trưa, khi thấy chiếc xe cứu thương chạy vào đậu trước một nhà. Những đầu người thò ra cổng, ngó tới ngó lui và hỏi thông tin. May quá, một nhà trong hẻm gọi xe cấp cứu để chở người bệnh đi tái khám chứ không phải có trường hợp nào bị nhiễm Covid. Thấy xe cứu thương là hồi hộp chứ chưa nói nghe tiếng hú còi. Lần thứ hai, vào gần trưa, thấy nhiều xe máy tập trung ở khu nhà trọ, cũng hơi ồn ào. Bị giăng dây chăng? Cũng nhốn nháo. Rồi cũng có thông tin mạnh thường quân đem đồ hỗ trợ cho những người trọ khó khăn. Mừng và thở phào thêm lần nữa.

Thế nhưng, Covid ở xa đã không còn xa nữa, tiến vào hẻm. Lần nhứt, mấy căn nhà ở chợ đầu hẻm bị phong tỏa bởi người bán rau nhiễm Covid. Nhiều người lo lắng, nhà dân nào trong hẻm lại không đi chợ mỗi ngày, cả những nhà tham gia buôn bán ở đó mưu sinh đã trở thành chuyện đương nhiên. Vào một tối, đầu hẻm từ lộ vào một đoạn dài bị giăng dây với tấm bảng đỏ: "Khu vực phong tỏa vì có FO" làm náo động. Mọi người nhìn nhau lo lắng và thương cảm. Một nhà có công nhân đi làm qua xét nghiệm dương tính Covid. Rồi ngày sau, buổi trưa, một ngách của hẻm thông qua khu dân cứ phía sau bị rào chắn, thông tin cho biết, có trường hợp nhiễm Covid là công nhân từ nhà máy ở Vĩnh Cửu. Nguy cơ về dịch bệnh đã hiển hiện chứ không con xa với gần nữa cho cả khu dân cư.

*San sẻ yêu thương

Khi tình hình dịch bệnh phức tạp, thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm nhặt, cả con hẻm đứng trước những cái khó. Nhất là thực phẩm thiết yếu trong tình cảnh thiếu hụt làm cho nhiều người lo lắng, nhất là những hộ gia đình quá khó khăn. Khi có thông báo các công trình toàn thành phố phải ngưng, vợ chồng người thợ hồ ở tạm nhà kho trong hèm tất bật đi mua đồ dự trữ. Bởi, việc làm với cái ăn từng bữa tại công trình nên họ nên vội vã chạy mua lương thực,thực phẩm cho những ngày thất nghiệp. Ở tạm nên không có gì dự trữ lâu dài, họ vội mua những thùng xốp và đá để chứa ít rau, củ quả… 

Từ nguồn thực phẩm của giáo xứ, những giáo dân nhận được phân phát cho các gia đình trong hẻm, từ gạo, mì gói, rau xanh, trái cây,… những thứ quá đỗi bình thường ở chợ đầu hẻm giờ như hàng xa xỉ. Một số nhà để trước cổng thực phẩm, đề ai có cần đến nhận… Một số nhà hỏi han nhau, đem chia sẻ từng lon sữa, bịch cá khô, hủ mắm, gói cà phê hay hàng hóa nào tranh thủ mua được từ nơi khác. Cứ gửi qua gửi lại cho nhau mà vừa nhận nhận vừa buồn cười nhưng đầy nỗi yêu thương. Bởi, những thứ mà chưa ai nghĩ rằngcó lúc mua được đến khó khăn như thế để đồng cảm và động viên nhau. Khi cần, một nhà nào đi mua đồ ở siêu thị, cửa hàng, gọi báo với nhau để biết và giúp đỡ với nhau.

*Duy trì công việc

Khu phố thời phòng dịch lại đông người hơn mọi ngày khi trước giãn cách bởi nhiều người không đến nơi làm. Thế nhưng, công việc vẫn phải thực hiện. Có cô giáo cho biết vẫn duy trì dạy học cho học sinh theo hình thức trực tuyến cho các trung tâm mỗi ngày. Một số người vẫn làm "online" theo công việc được giao với cơ quan. Kế bên nhà, gia đình trẻ vẫn phải đi làm mỗi ngày bởi công việc ở cơ quan y tế trong tỉnh. Người vợ phải ở lại cơ quan theo quy định bởi đặc thù công việc. Người chồng đi về mỗi ngày với quy định 3 ngày xét nghiệm một lần. Ban ngày, hai con nhỏ được bà nội cùng hẻm chăm sóc. Cứ thế đều đặn kể cả tháng nay. Thế nhưng, nhiều người trong hẻm làm ở các nhà máy, xí nghiệp đã chính thức thất nghiệp chưa biết đến khi nào. Họ đã chuẩn bị đồ đạc, tâm thế xa nhà để "ba tại chỗ" với nhà máy làm việc nhưng do hạn chế số người, tình hình xét nghiệm Covid… phải đi về. Trong hẻm, nhiều nhà buôn bán vẫn còn hàng hóa, vừa thực hiện quy định của nhà nước vừa phòng ngừa dịch bệnh nên nhiều nhà treo bảng hết hàng, nghỉ bán. 

*Trách nhiệm cộng đồng

Người trong hẻm như xích lại gần nhau hơn mùa giãn cách qua giao tiếp, Trước đây, nhiều nhà đóng cửa suốt ngày, người đi làm từ sáng sớm đến tối về nhà, ít tiếp xúc. Nay, ở nhà bất đắc dĩ nên "xuất đầu lộ diện" cùng hỏi han, động viên nhau. Vệ sinh môi trường của đường hẻm được nhiều người quan tâm. Rác trước đây của mỗi nhà để phía trước theo kỳ bên môi trường vệ sinh đến lấy thì nay do phong tỏa xe không vào được. Vì vậy, nhiều người nhắc với nhau cùng tập trung, chở ra điểm tập kết. Khoảng đường trước đường của mỗi nhà trong hẻm hiếm có ai giờ quét dọn thì thời gian giãn cách, người nhà làm công việc mỗi sáng hoặc chiều. Người đàn ông trung niiên được bầu làm Phó khu phố, cũng ngược xuôi trong hẻm thông báo tình hình, lấy thông tin những người cần trợ giúp cho phường. Nhắc nhở nhau giữ vệ sinh, phòng ngừa và tuân thủ các quy định của nhà nước, trong tình hình này, được mọi người nghiêm túc thực hiện. 

*

Sinh hoạt tôn giáo không tập trung như trước nên người dân có đạo thực hiện đức tin qua hình thức trực tuyến. Hai đầu hẻm vẫn trong tình trạng phong tỏa, chợ vẫn chưa hoạt động lại nên người đi lại không nhiều. Ở bình diện tích cực, thời gian giãn cách đã kéo con người lại trong hẻm lại gần hơn, quan tâm nhau. Khi thành phố Biên Hòa gia hạn thêm thời gian giãn cách đề phòng chống dịch hiện nay đến giữa tháng 8, hẻm phố đã không còn xáo động như trước đó. Sẽ có những khó khăn hơn trong sinh hoạt, đời sống nhưng chắc chắn rằng, người dân đã nhận thức hơn cùng với trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh. Và, mọi người cùng động viên nhau, chờ ngày dịch bệnh được ngăn chặn, để sinh hoạt trở lại trong "tình hình bình thường mới". Đó là điều đáng mừng trong thực hiện phòng, chống dịch bệnh đang diễn ra phức tạp hiện nay.

P.Đ.D



Các tin khác

    There are no items to show in this view.
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​