Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954 - 2024)
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
VÌ NHỮNG TRANG VIẾT VỀ NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN

Trại sáng tác "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần V, giai đoạn 2022 – 2025 vừa được tổ chức tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 12/4 đến 26/4/2024. Đây là trại sáng tác thứ hai, sau thành công của trại sáng tác lần thứ nhất tại Quảng Ninh, danh cho các thể loại tiểu thuyết, truyện và ký.

*Từ thành công của trại sáng tác

Tại buổi tọa đàm chiều 26/4/2024, nhiều ý kiến phát biểu của các tác giả dự trại đã khẳng định về sự thành công của trại sáng tác, từ số lượng, chất lượng tác phẩm, cho đến sức lan tỏa của đề tài. Trại sáng tác quy tụ 32 nhà văn đến từ mọi miền đất nước tham dự, trong đó có 6 tác giả là những cây bút trong ngành, họ đến với trại viết nhiều mối ưu tư, trăn trở, cùng các ý tưởng mới trong việc tìm tòi, sáng tác.

Kết thúc trại, đã có 34 tác phẩm, bản thảo báo cáo cho Ban tổ chức. Các tác phẩm mang nhiều câu chuyện về chiến sĩ công an nhân dân qua các thời kỳ lịch sử, và những vấn đề đời sống – xã hội nhằm mang đến sự ổn định, bình yên đời thường. Có thể nói, các tác giả thẩm thấu đề tài rất sâu sắc, kỹ càng, thể hiện sự trăn trở và mong ước một cuộc sống bình yên cho mọi người. Nhân vật trung tâm chính là người chiến sĩ công an nhân dân luôn ở tuyến đầu, chiến đấu, hy sinh vì nhân dân, vì lý tưởng cao cả.

Bên cạnh những tác phẩm đã hoàn thiện, còn nhiều bản thảo đang được thai nghén, thực hiện. Các tác giả cho biết: Ban tổ chức đã gợi mở nhiều vấn đề, nhiều nội dung, đề tài mới, gắn với thực tại cuộc sống, mang nhiều màu sắc khác nhau. Từ những ý kiến phát biểu từ buổi tọa đàm, Ban tổ chức và các tác giả dự trại đều thống nhất quan điểm về sự cần thiết của đề tài người chiến sĩ công an nhân dân trên mặt trận thầm lặng hôm nay; đồng thời không né tránh, không tô hồng hiện thực, nhằm mang đến cái nhìn trung thực, tích cực và mới mẻ hơn.


Khai mạc Trại sáng tác_800_28042024211813.jpg

Lễ khai mạc trại sáng tác ngày 12/4/2024


Trại sáng tác cũng là một hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam (1945 -2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; và hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 – 2025); và nằm trong kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký đề tài “Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần thứ V do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức.

*Những cảm nhận mới

Chương trình trại sáng tác tại thành phố Vũng Tàu đã có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ tác giả tham quan, thực tế sáng tác, trao đổi nghiệp vụ v.v… Các hoạt động sôi nổi đã cuốn hút các cây bút tham gia chuyên đề này, đồng thời có sự tìm tòi, đầu tư cho thể loại tiểu thuyết.

Với nhà văn Đào Sỹ Quang (Đồng Nai), tuy không phải lần đầu dự trại sáng tác, song ông đã đến với trại với “cảm xúc đặc biệt": giống như một người lính lần đầu ra trận, với biết bao lo lắng, cùng với niềm phấn khích, tự hào và trách nhiệm. Tham gia trại cùng với nhiều cây bút đến từ nhiều tỉnh, thành, nhiều lĩnh vực khác nhau, ông đã tiếp xúc, lắng nghe và chắt lọc nhiều kinh nghiệm sáng tác, từ đó tìm thấy chất men mới cho tác phẩm của mình.

Nhà văn Kim Quyên (Tp. Hồ Chí Minh) nhớ từng diễn biến, từng chi tiết của trại sáng tác, và coi đó là kỷ niệm đáng giá trong hành trang của mình. Đối với bà, những quyển sách được bạn văn tặng trong thời gian dự trại viết là sự chia sẻ vô giá.

Nhà văn trẻ Tô Giang (Nghệ An), từ chính câu chuyện đời mình với lầm lạc và trải qua 30 tháng cải tạo trong tù, anh đã vươn lên từ nghịch cảnh, trở thành một người viết văn với “sứ mệnh" thức tỉnh trái tim những người bạn. Anh chia sẻ với trại viết một loạt các ý tưởng, các dự án sáng tác với những đề tài hết sức mới mẻ như người tù hoàn lương, tình yêu đồng giới trong tù, nạn kết hôn giả ở nước ngoài v.v…

Nhóm tác giả trẻ của tỉnh Gia Lai đã mang đến cho trại sáng tác một không khí tươi mới, đầy hứng khởi, và những góc nhìn mới trong sáng tác. Đối với các tác giả Lê Thị Kim Sơn, Chu Hoàng Sinh, Phan Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh Thúy, trại sáng tác như một trải nghiệm lớn, mở đường cho đam mê sáng tác với những dấu ấn tốt đẹp đến từ những bậc cao niên, những bạn văn từ khắp nơi trên cả nước…

Sự truyền lửa văn chương từ trại sáng tác (từ trao đổi kinh nghiệm sáng tác, từ các chuyến thực tế, giao lưu, từ tác phẩm, bản thảo…) đã giúp các nhà văn hiểu hơn về cuộc sống, công việc của các chiến sĩ công an, tạo thêm chất liệu, cảm hứng sáng tác cho người viết… Đồng thời để lại những dấu ấn tốt đẹp cho nghề viết.

 

*Những điều kỳ vọng mới

Trại sáng tác đã kết thúc, nhưng dư âm không dừng lại ở khuôn khổ một trại sáng tác, mà còn mang ý nghĩa của cuộc vận động sáng tác lớn dành cho các thể loại tiểu thuyết, truyện và ký với đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống". Chương trình cũng không chỉ hướng đến nhân vật người chiến sĩ công an nhân dân, mà còn có sự bao quát toàn xã hội, với một mục tiêu nhân văn, cao cả, đó là an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống. Người cầm bút có trách nhiệm tìm tòi, thể hiện những điều cao đẹp ấy trong cuộc sống, trong mỗi con người, và đặc biệt là tìm thấy những giá trị ấy kết tinh trong hình tượng người chiến sĩ công an nhân dân.

Tuy nhiên, trong thời đại mới với rất nhiều thay đổi, chuyển biến trong thực tại xã hội, hé mở những thách thức, nguy cơ và cả cơ hội mới, người cầm bút luôn ý thức về thiên chức của mình, đồng thời đồng cảm với lý tưởng của xã hội, đó là làm sao viết nên những trang viết hay, phi bạo lực, nhưng vẫn không thiếu sự đấu tranh. Nếu khai thác và thể hiện theo cách tả thực, thiếu lựa chọn, thì vô hình chung, nhà văn tiếp tay cho bạo lực, cho tội ác hoặc sự phi nghĩa. Chính sự tìm tòi, phân tích, chính những khoảng lặng giữa những cuộc đấu tranh (nhất là đấu tranh trong suy nghĩ, trong tư duy) mới mang đến những điều quyết định cho hành động của con người, của nhân vật. Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, chống lại cái ác… thời hiện đại có khi diễn ra trong bóng tối, trong im lặng. Và người viết phải có sự phát hiện để giúp người đọc và nhân dân nhận diện tốt hơn, xử lý nhạy bén hơn…


z5390447739030_7276a35b3b8728186c798ad11b11e39b_800_28042024211037.jpg 

Ông Trần Cao Kiều  – Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Trưởng ban tổ chức - chủ trì chương trình tọa đàm, tổng kết Trại sáng tác

z5386813154707_cdf6a5e846b52ea89aaae6a7a7818e68_800_28042024211037.jpg 

Khung cảnh buổi tọa đàm, tổng kết Trại sáng tác


Ngoài ra, cần có những trang viết mang tính hiện thực, không tránh né tiêu cực, nhưng đầy yêu thương và xây dựng. Điều đó cũng gắn liền với nghệ thuật điển hình hóa nhân vật, và sự chọn lọc trong cách viết mà các tác giả chia sẻ tại trại sáng tác. Những “mặt trái" trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, những phút yếu lòng của những con người thực thi pháp luật… cũng cần quan tâm, mổ xẻ, nhằm đưa ra những bài học cuộc sống.

Theo ông Trần Cao Kiều – Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Trưởng ban tổ chức : Trại sáng tác đã xuất hiện những nhân tố mới và sự sáng tạo mới về thể tài, bút pháp v.v… Ban tổ chức hy vọng những tác phẩm đã và đang hoàn thành của trại sáng tác sẽ mang đến những điều mới mẻ, hấp dẫn cho cuộc thi viết, và cho cả đời sống văn chương hiện nay. Bà Phạm Thị Mỹ Nương - Phó giám đốc, Phó Tổng biên tập Nxb Công an nhân dân – cho rằng những thành công từ trại sáng tác lần này, cũng như nhiều tác phẩm khác về đề tài này, sẽ góp phần cho một mảng văn học đặc biệt: Văn học về người chiến sĩ công an nhân dân.

​ 


ĐÔNG GIANG
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​