Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954 - 2024)
“Rực rỡ sắc mai vàng, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước vươn cao tầm đổi mới; Thắm tươi màu cờ đỏ, chúc Đoàn, chúc Hội, chúc Đồng Nai nỗ lực để thành công" (Dương Thanh)
MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA “BẤT CHẤP” TRÊN MẠNG ẢO



Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook,... dần chiếm lĩnh thị trường giải trí tại Việt Nam. Từ đây việc trở thành Streamer, KOLs,... chính là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Trái ngược với những nhà sáng tạo nội dung chân chính, không ít người chỉ vì nóng lòng muốn nổi tiếng mà bất chấp tạo ra những content (nội dung) “bẩn” gây nhức nhối cho xã hội.


*Nghề KOLs, Streamer kiếm tiền trên mạng ảo

Hai thuật ngữ này hiện đang rất “hot” trên các diễn đàn. KOLs là viết tắt của Key Opinion Leader, có nghĩa là “Người tư vấn quan điểm chính”. Những người này thường có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó và có sức ảnh hưởng tới đông đảo mọi người. 

Nghề Streamer lại càng không xa lạ gì với chúng ta. Họ là những người phát sóng trực tiếp (streaming) cho khán giả xem thông qua các nền tảng trực tuyến như Twitch và YouTube hay Facebook... Hiện tại chủ đề stream không chỉ xoay quanh game mà đã trở nên phong phú hơn, từ học tập, ca hát, du lịch cho đến ẩm thực... nên Streamer đã trở thành thuật ngữ được dùng để gọi chung cho tất cả những người làm phát sóng trực tiếp.

Một đặc điểm chung là họ đều có lượng follower (người theo dõi) đông đảo. Song, những ngành nghề này mang lại nguồn thu nhập khá cao mà không mất quá nhiều vốn đầu tư. Tất cả những gì họ cần có chính là chất xám và một vài thiết bị di động, đơn giản chỉ là một chiếc điện thoại cũng đã đủ để “lập nghiệp”.


giat-tit-cau-view-bi-phat-toi-10-trieu.png
Ảnh minh họa (nguồn: Tin tức pháp luật online)


*Content “bẩn” đang dần chiếm sóng

Content “bẩn” đang là vấn đề nóng bỏng và gây phẫn nộ cho nhiều người sử dụng mạng xã hội. Tác giả của chúng không biết là thực sự vô tình hay cố ý mà thản nhiên lồng ghép những từ ngữ dung tục, hình ảnh phản cảm trái với thuần phong mỹ tục vào sản phẩm của mình với hàng loạt hashtag “J4F” (Just for fun), hoặc khi thì mang cái mác chia sẻ kinh nghiệm để truyền tải những thông điệp về tình yêu hay tư tưởng lệch lạc, sai trái. 

Không quá hiếm hoi để bắt gặp một sản phẩm chứa content “bẩn”. Nào là thử thách 24h làm động vật, tổ chức đua xe, khoe thân lộ liễu, có người còn lợi dụng trào lưu bình luận tác phẩm nghệ thuật để phán xét và chê bai ngoại hình của phụ nữ. Đáng sợ hơn nữa là nhiều kênh Youtube có kịch bản, khách mời có tiếng tăm hẳn hoi lại có nội dung mô phỏng các tư thế quan hệ tình dục vô cùng phản cảm. Hầu hết các “fan cứng” của những kênh này là trẻ vị thành niên. Tuy đa số các video dạng này đều khuyến cáo không dành cho trẻ em, tuy nhiên nó có thực sự mang lại giá trị nào không cho người lớn? 


*Lợi bất cập hại?

Thực tế, với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng trên đã giúp cho việc giải trí, học tập và kinh doanh trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên,kéo theo đó cũng không ít những hệ lụy bởi môi trường này mang tính đào thải rất cao. Để duy trì “phong độ”, không ít người đã bất chấp dùng chiêu trò, content bẩn để thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Đa số người theo dõi “cứng” của các kênh nội dung này đều là trẻ vị thành niên, chưa có đủ nhận thức các vấn đề về xã hội nên dễ bị chi phối và “dắt mũi”.

Hầu hết tác giả của những sản phẩm kém chất lượng này đều là những người có tư tưởng non trẻ, “chân ướt chân ráo” muốn đi lên bằng tai tiếng nên không ngại “giật gân” câu view. Họ đọc vị được tâm lí con người thường có khuynh hướng tập trung vào những điều tiêu cực hơn là tích cực, rất chính xác, nhưng nó không mang tính lâu dài. Chính vì thế mà những nội dung phản cảm này thường chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Vô hình chung, việc tạo ra content “bẩn” đã khiến cho tác giả của chúng thất bại trong việc định hình thương hiệu cá nhân. Nguy hiểm hơn chính là đầu độc tư tưởng của trẻ em, làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam luôn đề cao thuần phong mỹ tục. Với số lượng các sản phẩm chứa content bẩn tràn lan như hiện nay, các nền tảng xã hội ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Thế nên, việc đào thải các thành phần tuyên truyền nội dung “rác” là việc nên sớm triển khai.

Việc này đồng nghĩa rằng các bậc phụ huynh cần cẩn trọng hơn trong việc quản lí và giáo dục con cái. Người xem cũng nên có thái độ yêu ghét rạch ròi hơn để bài trừ content “bẩn”. Mặt khác, những nhà sáng tạo nội dung nên có hoạch định rõ ràng để nâng cao chất lượng content và xây dựng kênh cá nhân mang giá trị nội dung thật sự bổ ích.


*Tăng mức xử phạt đối với hành vi 'giật tít câu view' trong hoạt động báo chí

Ngày 07/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, trong đó, tăng mức xử phạt đối với hành vi 'giật tít câu view' trong hoạt động báo chí.

Cụ thể, phạt từ 05 đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

- Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;

- Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;

- Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Đăng, phát ý kiến phản hồi không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Báo chí hoặc đăng, phát không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 43 và khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí.

Hiện nay, theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP, hành vi minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin bị phạt tiền từ 01 đến 03 triệu đồng.

Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Nghị định 119/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2020 và thay thế Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

Việc áp dụng những mức phạt này trong lĩnh vực hoạt động mạng, đối với những Streamer, KOLs,.. có nội dung truyền thông “bẩn” cũng nên xem xét và thực hiện nghiêm túc.


HẰNG XUÂN

(Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Tp.HCM)



Các tin khác

    There are no items to show in this view.
Object reference not set to an instance of an object.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 30 Đường Nguyễn Ái Quốc, P.Tân Tiến, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại : 02513.822.992; Email: hvhnt@dongnai.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NSND. Đạo diễn Giang Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
Trưởng Ban biên tập: Trần Thu Hằng​​